Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô học trò đầu tiên của bản vùng biên Nghệ An chạm ước mơ làm bác sĩ

Chủ nhật, 13:32 25/08/2024 | Giáo dục

GDXH - Hay tin mình trúng tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Vi Thị Thảo vui mừng khôn xiết. Bao cố gắng, ý chí vượt khó cuối cùng cũng có thành quả. Tuy nhiên, chi phí học tập cho những tháng ngày tới đang là nỗi lo của Thảo và gia đình.

Vi Thị Thảo là người đầu tiên từ một bản nghèo vùng biên Nghệ An đỗ vào ngành Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội phân hiệu Thanh Hóa. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thảo là học sinh của trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An, là 1 trong 7 học sinh dân tộc ít người có điểm thi khối KHTN cao được tỉnh này tuyên dương.

Đường gập ghềnh mấy cũng không bỏ cuộc

Dù con đường đến trường lắm gập ghềnh, trắc trở nhưng Vi Thị Thảo (18 tuổi, tân sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội - phân hiệu Thanh Hoá) vẫn quyết không lùi bước.

Cô học trò đầu tiên của bản vùng biên Nghệ An chạm ước mơ làm bác sĩ - Ảnh 1.

Vi Thị Thảo sắp trở thành tân sinh viên Đại học Y Hà Nội.

Quê Thảo ở một bản nghèo xã biên giới Tri Lễ của huyện Quế Phong, Nghệ An, nơi người dân quanh năm bám vào ruộng đồng, nương rẫy vẫn không thoát được cái nghèo. Nhà có 3 chị em, Thảo là con thứ 2 trong nhà. Để nuôi 3 chị em Thảo ăn học, bố mẹ Thảo phải qua nước bạn Lào mưu sinh. Thế nhưng, cái nghèo, cái khó cứ đeo đẳng gia đình em. Bao năm cố gắng làm ăn nhưng gia đình Thảo vẫn chưa thoát nghèo. Thảo luôn tâm niệm "chỉ có học mới có thể thoát khỏi cái nghèo".

Năm lên 15 tuổi, cô gái nhỏ người dân tộc Thái Vi Thị Thảo rời bản làng xuống thành phố học trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An và giờ đây em đã chạm được ước mơ bước vào Trường Đại học Y Hà Nội sau những năm miệt mài học tập.

Thảo là người con đầu tiên của bản Kẽm Đôn, xã biên giới Tri Lễ, nơi có 100% đồng bào người Thái sinh sống chạm được cổng Trường Đại học Y Hà Nội. Đó không chỉ là ước mơ của cô gái người Thái Vi Thị Thảo, mà còn là của nhiều lớp học sinh ở bản làng này.

Cô học trò đầu tiên của bản vùng biên Nghệ An chạm ước mơ làm bác sĩ - Ảnh 2.

Thảo cùng mẹ trong Lễ tuyên dương học sinh đạt điểm cao kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 do tỉnh Nghệ An tổ chức.

Tin Thảo đậu Đại học Y Hà Nội, phân hiệu Thanh Hoá, ngành Bác sĩ đa khoa với với 27,3 điểm (điểm chuẩn 26,67 điểm) khiến các thầy cô giáo - những người cha, người mẹ thứ 2 của Thảo, ở trường PT Dân tộc nội trú số 2 rất vui. Những người thân của Thảo ở nơi biên giới Kẽm Đôn, huyện Quế Phong cũng mừng cho Thảo.

Họ vui vì ở bản có rất ít người đỗ đại học. Nếu tính thêm Thảo, cả bản mới chỉ có 3 - 4 người được học đại học. Thảo cũng là người con đầu tiên của bản nghèo này đỗ vào trường Y.

Ước mơ trở thành bác sĩ giỏi

Để "chạm tay" vào ước mơ, trong thời gian ôn thi đại học, Thảo gần như dành tất cả thời gian cho việc học. Ban ngày tận dụng hết thời gian, Thảo tập trung vùi đầu vào sách vở. Ban đêm hầu như tối nào cũng vậy, Thảo đều thức đến 1-2 giờ sáng để học xong bài rồi mới ngủ.

"Thực ra bí quyết học tập của em đều dựa vào sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ. Ở trên lớp, em tập trung lắng nghe và tiếp thu kiến thức thầy cô truyền đạt. Có những bài không hiểu em sẽ gặp gỡ hỏi trực tiếp thầy cô hoặc trao đổi với bạn bè. Lúc về phòng KTX ở trường, em ôn luyện thêm kĩ năng và kiến thức thông qua các bài tập nâng cao", Thảo chia sẻ.

Cô học trò đầu tiên của bản vùng biên Nghệ An chạm ước mơ làm bác sĩ - Ảnh 3.

Thảo cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong ngày tốt nghiệp THPT.

Lớn lên trong cảnh thiếu thốn, Thảo từng trải hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nhiều lúc đi học em tự ti và bi quan, cảm thấy áp lực vì mình ở bản vùng sâu, vùng xa xuống. Thảo học đều các môn nhưng đam mê nhất vẫn là môn Toán. Ngoài giờ lên lớp, em tranh thủ tự học sáng, trưa, chiều và tối.

Thảo tâm sự: "Bố mẹ em lấy nhau từ năm 16 tuổi. Năm nay mẹ em mới 38 thôi nhưng vất vả, lam lũ nên trông mẹ già đi nhiều. Em thấy mẹ khổ quá nhiều nên em tự nhủ và quyết tâm phải học tốt nhất có thể.

Năm lên lớp 12, em cũng hơi dao động giữa việc chọn sư phạm hay bác sĩ nhưng em thấy trong bản có mấy chị học sư phạm, một chị học dược rồi, thế là em nghĩ bản mình còn thiếu bác sĩ nên em quyết định theo ngành Y. Qua tìm hiểu, em thấy trường nơi em đăng ký theo học có chế độ miễn học phí 100% cho con em hộ nghèo nên em chọn theo đuổi giấc mơ bác sĩ. Hơn nữa, bà nội em luôn đau ốm, nên em muốn trở thành bác sĩ để sau này có thể tự mình chữa bệnh cho bà", Thảo nói về lý do chọn ngành Y.

Thảo bộc bạch: "Khi biết kết quả đỗ ngành Bác sĩ đa khoa, em cảm thấy rất vui và tự hào. Tuy nhiên, em hiểu rằng đây chỉ mới là nơi bắt đầu, phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Để trở thành một bác sĩ giỏi đòi hỏi em phải kiên trì và cố gắng nhiều hơn nữa. Em hy vọng có thể phát triển bản thân một cách toàn diện hơn và trở thành một bác sĩ đa khoa giỏi để giúp đỡ mọi người".

Cô Trần Thị Liên, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An, đánh giá học trò có xuất phát điểm chưa cao nhưng rất cầu tiến và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn. Cô cho biết, "Thảo là học sinh chăm chỉ và ngoan, mặc dù gặp khó khăn vì nhà ở bản xa. Ban đầu, em gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp và thiếu tự tin. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực không ngừng, Thảo đã vượt qua rào cản đó.

Dù trầm tính và ít nói, Thảo lại thể hiện tinh thần chịu khó và ham học hỏi. Em luôn nỗ lực vươn lên từng ngày và học đều tất cả các môn văn hóa. Trong các kỳ thi thử tổ chức tại trường, Thảo đều đạt điểm cao. Việc em được tỉnh tuyên dương và đỗ vào trường y là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực vượt khó của em. Thành tích của Thảo đã trở thành nguồn động lực lớn cho nhiều học sinh khác trong trường", cô Liên cho hay.

Thủ khoa toàn quốc khối C Lương Thị Hoài Thu: ‘Tim em đập thình thịch’ ngay sau khi biết điểmThủ khoa toàn quốc khối C Lương Thị Hoài Thu: ‘Tim em đập thình thịch’ ngay sau khi biết điểm

GDXH - Nhận được kết quả 29,75 điểm và biết mình là thủ khoa toàn quốc khối C, Lương Thị Hoài Thu kể rằng 'tim em đập thình thịch', em liền gọi điện cho bố mẹ khi đó đang đi chặt keo trong rừng.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 8 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 17 giờ trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 17 giờ trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Giáo dục - 2 ngày trước

30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.

Top