Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có một ngân hàng không bao giờ lo... bị cướp

Thứ sáu, 10:57 22/11/2013 | Y tế

GiadinhNet - Các cán bộ ở Ngân hàng Mắt (Bệnh viện Mắt Trung ương) vẫn thường nói đùa với nhau: Đây là ngân hàng không bao giờ phải canh cánh nỗi lo bị “cướp” bởi không hề có tiền, những thứ ở đây cũng không thể “dùng” cho những việc bình thường.

Có một ngân hàng không bao giờ lo... bị cướp 1

Ngân hàng Mắt dành riêng một không gian tưởng niệm những người đã hiến tặng giác mạc. ảnh: P.H

 
Song xung quanh ngân hàng đặc biệt này còn có bao chuyện khiến nhiều người rưng rưng xúc động.
 
Luôn trong tình trạng  “đói vốn”

Anh Nguyễn Hữu Hoàng – Phó Giám đốc Ngân hàng Mắt chia sẻ: “Số người cần ghép giác mạc ở Việt Nam rất cao nhưng lượng người hiến lại rất thấp. Hiện  luôn có khoảng 1.000 ca chờ được ghép mới. Giác mạc được đưa về Ngân hàng, sau khi có kết quả xét nghiệm an toàn, đủ tiêu chuẩn là đã có bệnh nhân chờ sẵn. Ngân hàng thường xuyên trong tình trạng... trống trơn!”.

Các cán bộ Ngân hàng Mắt cũng cho biết thêm, Việt Nam luôn bị động về nguồn cung. Để có thể ghép giác mạc, trước đây chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tặng  từ nước ngoài. Ở nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng giác mạc được thành lập từ khá lâu nên nguồn hiến, số người tự nguyện “cho” cũng dồi dào. Việt Nam là một nước Á đông, quan niệm chưa “cởi mở” nên số người tự nguyện hiến giác mạc rất hiếm.
Có một ngân hàng không bao giờ lo... bị cướp 2

Cán bộ Ngân hàng Mắt đang tiến hành lấy giác mạc từ người cho.
(Ảnh do Ngân hàng cung cấp)

 
Năm 2007, Việt Nam mới có ca hiến giác mạc đầu tiên, đó là cụ bà Nguyễn Thị Hoa ở Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình. Sau ca hiến giác mạc đầu tiên này, đến năm 2009, Ngân hàng Mắt mới được chính thức thành lập. Tính từ ca hiến giác mạc đầu tiên, đến nay Ngân hàng Mắt đã nhận được giác mạc của 183 trường hợp hiến tặng khác.

Mặc dù so với trước đây, các ca hiến tặng giác mạc có chiều hướng tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng được số người chờ hiến giác mạc. Ngân hàng Mắt cho biết, để công bằng cho những người được nhận giác mạc, Ngân hàng Mắt tiến hành ghép theo thứ tự danh sách đăng ký.
 
“Vốn” không được trả bằng tiền

Khó khăn lớn nhất đối với Ngân hàng Mắt là số người hiến giác mạc ở nước ta còn rất thấp. Nguồn giác mạc đều được lấy từ những người đã qua đời (đồng ý hiến tặng lại giác mạc). Hiện Ngân hàng Mắt đã nhận đơn đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời của khoảng 4 vạn người. Tuy nhiên, đây là con số rất khó kiểm soát bởi những đơn đăng ký này không có bất cứ điều khoản ràng buộc nào. Ngân hàng cũng không thể nắm bắt được trong số đó người nào đã tử vong chưa bởi việc hiến giác mạc hoàn toàn phụ thuộc vào người thân của những người tình nguyện hiến có thông báo về việc qua đời của người này với Ngân hàng Mắt hay không?
 
Có một ngân hàng không bao giờ lo... bị cướp 3

Các cán bộ Ngân hàng Mắt đang kiểm tra “vốn” trong kho.


Một vấn đề quan trọng khác đó là sự đồng tình của các thành viên trong gia đình người hiến tặng.  Anh Hoàng kể: “Có lần chúng tôi được báo có một trường hợp qua đời và sẵn sàng hiến tặng giác mạc cho Ngân hàng Mắt. Khi đến nơi, tất cả các con của người vừa mất đều đồng ý nhưng một người cháu lại không đồng tình và phản ứng rất dữ dội, thậm chí dọa đánh chúng tôi. Chúng tôi đành phải ra về vì nếu tất cả đồng ý mà chỉ một người phản đối thì cũng không được phép lấy. Đây là những tình huống rất tế nhị bởi chúng ta còn phải nghĩ đến quan hệ, tình cảm trong chính gia đình họ sau này nữa!”.

Theo anh Hoàng, quan điểm, định kiến về “chết toàn thây” của người Việt Nam còn khá nặng nề nên rất ít trường hợp sẵn lòng cho giác mạc. Để vận động được một người hiến tặng, có khi các cán bộ của Ngân hàng Mắt, cộng tác viên phải mất công cả năm trời thuyết phục. Có lúc, thuyết phục thành công được gần hết các thành viên thì lại có người đổi ý, phản đối.  Các quan điểm về tâm linh đôi khi cũng tạo ra những tình huống “dở khóc dở cười”. Có người đồng ý hiến nhưng chỉ hiến một giác mạc vì muốn giữ lại một mắt nguyên vẹn để “khi xuống suối vàng ít nhất còn  có một mắt để nhìn đường về nhà ăn cỗ”(?!).

Hơn nữa, nhiều người vẫn còn hiểu nhầm về việc này. Anh Hoàng cho biết, Ngân hàng Mắt không trả bất cứ một khoản tiền nào cho gia đình người hiến giác mạc. Các cán bộ của Ngân hàng khi đi lấy giác mạc chỉ phúng viếng như những cá nhân bình thường đối với người đã khuất. Tuy nhiên, việc hiến giác mạc lại bị nhiều người xuyên tạc là sự “mua, bán” khiến thân nhân của nhiều người không muốn dính líu tới những điều tiếng này.

Ngược lại, với những người được ghép giác mạc cũng không phải trả bất cứ khoản phí nào. Khi tiến hành ghép, họ chỉ phải trả tiền cho các chi phí vật tư tiêu hao và thuốc men liên quan theo luật định.   
Chính vì những quan điểm còn nặng nề nên số lượng người hiến giác mạc tại Việt Nam vẫn rất hạn chế. Năm 2012, tại TP HCM đã thành lập thêm một ngân hàng mắt nhưng suốt 2 năm nay Ngân hàng này chưa nhận được bất cứ một ca hiến giác mạc nào. Các cán bộ Ngân hàng Mắt cho biết, trong số 183 ca hiến giác mạc của cả nước, chỉ có 2 ca tại TP HCM đã hiến trước đây còn lại 181 ca đều nằm ở phía Bắc và do Ngân hàng Mắt tiến hành nhận.

Ngân hàng Mắt trực thuộc Bệnh viện Mắt Trung ương. Trụ sở tại 85, phố Bà Triệu, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04. 394 54 799. Email:info@vnio-eyebank. org. vn hoặc nganhangmat @vnio.vn
 
Hoàng Phương
(Còn nữa)
giangthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 14 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top