Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên uống thuốc giải say rượu bia?

Thứ ba, 14:20 26/11/2024 | Sống khỏe

Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc giải rượu để phòng say rượu, vậy có nên uống thuốc giải rượu không?

Tác hại của việc uống nhiều rượu

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Đặng Xuân Thắng - Đại học Y dược - Đại học Duy Tân Đà Nẵng cho biết, dưới đây là những tác hại của việc "quá chén":

- Gây tổn thương gan: Gan thực hiện chức năng loại bỏ độc tố cùng các chất có hại khác (bao gồm cả rượu bia) ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, thói quen uống nhiều rượu bia về lâu dài sẽ gây cản trở quá trình này, làm tăng nguy cơ mắc viêm gan mạn tính và bệnh gan liên quan đến rượu.

- Gây hại cho hệ thống tiêu hóa: Các chất gây hại từ đồ uống có cồn này sẽ làm hỏng mô, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ vitamin, dưỡng chất đúng cách. Đi kèm với đó là hàng loạt các triệu chứng nghiêm trọng khác như đầy bụng, tiêu chảy, uống bia rượu làm cho triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện (đi ngoài ra máu, đau, ngứa vùng hậu môn…).

- Làm suy yếu hệ thống miễn dịch: Việc tiêu thụ nhiều rượu bia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus.

- Ngộ độc rượu: Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều. Lúc này gan không kịp đào thải ra ngoài sẽ tổn thương tế bào gan, các bộ phận ở não ngừng hoạt động, kèm các biến chứng nguy hiểm như nghẹt thở, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, thậm chí tử vong.

Có nên uống thuốc giải say rượu bia? - Ảnh 1.

Có nên uống thuốc giải rượu không là băn khoăn của nhiều người.

Không những thế, tình trạng sử dụng rượu bia trong những ngày lễ tết kéo theo nguy cơ tai nạn giao thông, các vụ án mạng, bạo lực... Uống bia rượu khiến người đó không kiểm soát được nhận thức và hành vi, người sử dụng rượu bia thường không làm chủ được tay lái, xu hướng phóng nhanh, vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn và hay ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện dễ tự gây tai nạn hoặc gây tai nạn cho các phương tiện khác.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các thương tật nặng nề, cái chết đau lòng cho những người tham gia giao thông và cả chính mình.

Có nên uống thuốc giải rượu không?

Trả lời Báo Điện tử VTC News, bác sĩ Lý Gia Cường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết, thuốc giải rượu có thể làm giảm cơn say trong hoặc sau khi uống, hoặc thuốc có thể giúp tăng tửu lượng trước khi uống. Thuốc thúc đẩy quá trình chuyển hóa rượu, hỗ trợ chuyển hóa thành các chất không độc hại như khí cacbonic và nước, giảm thiểu tác động của rượu đối với sức khỏe. Nếu có điều kiện, bạn vẫn có thể uống thuốc giải rượu trước khi nhậu.

Tuy nhiên, thuốc giải rượu không hoàn toàn chống lại tác hại của rượu. Lạm dụng thuốc giải rượu, nhiều người tùy ý uống nhiều, mà không biết rằng khả năng giải độc của gan cũng chỉ có giới hạn. Uống quá nhiều rượu khiến gan không kịp sản xuất enzyme để chuyển hóa lượng cồn trong cơ thể kịp thời, dẫn đến say rượu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang

Sống khỏe - 9 phút trước

Cho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Tại sao nên dùng vitamin D cùng với vitamin K?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe xương và tăng cường miễn dịch. Khi bổ sung vitamin D nên kết hợp với vitamin K để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe.

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Thuốc giãn cơ nào tốt nhất cho chứng đau cổ và đau lưng?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Đau cổ và đau lưng rất thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc giãn cơ để điều trị trình trạng này.

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 22 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Top