Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có những cán bộ xuống tuyến dưới rơi nước mắt vì thương đồng nghiệp

GiadinhNet - Ông Cao Hưng Thái – Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh là người có nhiều năm gắn bó, tâm huyết đặc biệt với Đề án 1816. Thế nên, trong cuộc trao đổi với Báo GĐ&XH mới đây, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tính nhân văn của Đề án này khi nó đã mang đến những sự thay đổi lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

 


Đề án 1816 đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân. Ảnh: Chí Cường

Đề án 1816 đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nâng cao sức khỏe nhân dân. Ảnh: Chí Cường

 

Xin ông cho biết, khái quát về những kết quả đạt được của Đề án 1816 trong thời gian qua?

- Từ khi bắt đầu triển khai từ năm 2008 đến nay, có thể nói Đề án 1816 đã thu được những kết quả quan trọng như bệnh viện tuyến trên đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao các gói kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới và có nhiều kết quả đáng mừng. Các y sỹ, bác sỹ bệnh viện tuyến trên đã trực tiếp tham gia cùng đồng nghiệp tuyến dưới khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương, qua đó nâng cao tay nghề cho bác sỹ tuyến dưới. Trong quá trình tiếp cận, các bác sỹ tuyến trên đã giúp các bệnh viện việc tổ chức quản lý các khoa, phòng trong bệnh viện…

Một điều rất quan trọng là quy định về chế độ luân phiên cán bộ đã được Luật hóa trong quy định của Chính phủ. Cho đến nay, việc này đã được các địa phương triển khai rất tốt.

Trong quá trình thực hiện, có những bài học nào đã được rút ra từ thực tiễn, thưa ông?

- Trong quá trình thực hiện Đề án, chúng tôi rút ra được rất nhiều bài học. Bài học đầu tiên là vận dụng, áp dụng phù hợp chủ trương của Đảng về việc tăng cường cho y tế cơ sở. Đưa quan điểm của Đảng vào cuộc sống và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.

Bài học tiếp theo đó là công tác chỉ đạo triển khai chủ động và sáng tạo. Bộ Y tế liên tục họp bàn về việc triển khai ra sao cho hiệu quả, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Khi xuất hiện các thách thức thì kịp thời tháo gỡ.

Bài học kế tiếp đó là sự tham gia, ủng hộ  tích cực của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ cấp kinh phí nhưng nhiều địa phương cũng đã chủ động rót thêm cho các hoạt động y tế. Điều này góp phần rất quan trọng vào sự thành công của Đề án 1816.

Một bài học quan trọng nữa đó là tinh thần hỗ trợ giữa các đồng nghiệp với nhau. Nói thật là lúc mới triển khai, nhiều cán bộ tuyến trên không muốn đi luân phiên xuống tuyến dưới. Nhưng khi xuống cơ sở, được chứng kiến những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của đồng nghiệp thì sự “ngại ngần” không còn nữa, thay vào đó là sự đồng cảm lớn lao. Tôi đã chứng kiến, có nhiều người khi xuống địa phương, nhìn anh chị em đồng nghiệp tuyến dưới, họ đã khóc. Hệ thống bệnh viện tuyến dưới đến bây giờ vẫn còn nhiều khó khăn lắm!

Ông có thể dẫn chứng về sự thay đổi của một bệnh viện địa phương mà ông đã theo dõi khi Đề án chưa được thực hiện và sau khi Đề án được triển khai?

- Vào khoảng năm 2010 - 2011, tôi đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Phải nói rằng khi đó bệnh viện này cực kỳ khó khăn. Cơ sở vật chất thì tuềnh toàng, máy móc thì thiếu thốn, đến con dao mổ cũng cũ kĩ. Bệnh viện lúc đó có khoảng trên 50 y bác sỹ. Bác sỹ ở tuyến dưới luôn vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng đào tạo. Thực lòng, nhìn một bệnh viện tuyến tỉnh như thế, tôi cũng rất buồn và thương anh chị em.

Bây giờ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã được xây mới, cơ sở khang trang hơn rất nhiều!  Anh chị em y - bác sỹ đã được tuyến trên hỗ trợ tận tình nên tay nghề đã lên rất nhanh, hoàn toàn có thể đảm đương được các ca phẫu thuật mà trước kia họ không dám làm, mà có muốn làm cũng “bó tay” vì trang thiết bị không có. Họ đã chứng tỏ được năng lực qua việc xử lý, cấp cứu rất kịp thời cho các nạn nhân trong vụ sập cầu Chu Va. Tuy nhiên, như nhiều địa phương miền núi khác, đến giờ họ vẫn thiếu nhân lực.

Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đề án và tính nhân văn sâu sắc

Ngày 26/5/2008, Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (sau đây viết tắt là Đề án 1816). Đây là một Đề án có cơ sở khoa học và thực tiễn cao, nên đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Y tế hưởng ứng và thi đua thực hiện. Đề án 1816 của Bộ Y tế còn có ý nghĩa lớn là đón đầu thực hiện 3 nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương khóa X (kỳ họp thứ 7) về đội ngũ trí thức; về công tác thanh niên; và về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Đề án được thành lập với mục đích: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế.  Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương. Chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.

 

 

 

Đề án 1816 nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước. Hàng năm, Chính phủ cấp kinh phí cho hoạt động của Đề án; Các bộ, ngành và các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án; Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực tham gia hưởng ứng; Cán bộ, viên chức tham gia Đề án 1816 thông suốt về tư tưởng, yên tâm nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ đi luân phiên. Hầu hết, cán bộ đi luân phiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được các địa phương tặng Bằng khen, Giấy khen. Nhiều đảng viên gương mẫu xung phong tình nguyện đi luân phiên; Đề án nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong và ngoài nước.

Ông Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh

 

Hoàng Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng với chủ đề “Rửa tay với xà phòng – Tại sao lại quan trọng”.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Hòa Bình nguy kịch do dùng cách này chữa viêm gan B

Người phụ nữ 47 tuổi ở Hòa Bình nguy kịch do dùng cách này chữa viêm gan B

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân xuất hiện rối loạn ý thức, lơ mơ, phải đặt ống thở máy. Tuy nhiên, bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị, diễn biến nguy kịch.

Người phụ nữ 60 tuổi ở Hà Nội suýt chết vì uống nước kiềm chữa bệnh

Người phụ nữ 60 tuổi ở Hà Nội suýt chết vì uống nước kiềm chữa bệnh

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh ngộ độc, thậm chí khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.

Nữ bác sĩ kịp thời cứu bé 5 tuổi thoát chết trong gang tấc

Nữ bác sĩ kịp thời cứu bé 5 tuổi thoát chết trong gang tấc

Y tế - 8 giờ trước

Khi con bị hóc kẹo, anh Nguyễn Hải Sơn sơ cứu nhưng không được. Anh hốt hoảng ôm con chạy vào một phòng tiêm chủng gần đó, may mắn trẻ đã được nữ bác sĩ kịp thời cứu giúp.

Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì... ngáp

Người phụ nữ 56 tuổi ở Tuyên Quang trật khớp thái dương hàm chỉ vì... ngáp

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một cú ngáp to, người phụ nữ này đột ngột cảm thấy đau nhói ở vùng quai hàm và không thể ngậm miệng lại bình thường.

Những người có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết

Những người có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc sốt xuất huyết

Y tế - 1 ngày trước

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước có 74.800 người mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 34.000 ca so với báo cáo cuối tháng 6. Các bệnh viện ghi nhận 11 ca tử vong vì sốt xuất huyết, một số ca là trẻ em.

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bằng nghiệm pháp Heimlich, bác sĩ của trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu Đà Nẵng đã cấp cứu thành công cho bé gái bị hóc dị vật.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Top