Cơ sở dữ liệu về ung thư: Chìa khóa để phát triển nghiên cứu, lâm sàng
Ở Việt Nam, việc xây dựng hệ thống dữ liệu và nghiên cứu về ung thư hầu như vẫn còn bị bỏ ngỏ dẫn đến những khoảng trống quan trọng trong nghiên cứu, điều trị
Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn nghiên cứu ung thư do Hệ thống y tế Vinmec (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức vừa qua với sự tham gia của 20 chuyên gia y tế Mỹ và 60 chuyên gia, bác sĩ trong nước.
Khoảng trống về dữ liệu
Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phòng chống ung thư (Viện Phòng chống ung thư quốc gia), tại Việt Nam, chỉ tính trong năm 2012, 6 bệnh ung thư phổ biến đã gây gánh nặng cho nền kinh tế 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,22% GDP cả nước.
Đáng quan ngại như vậy, tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện chuyên ngành ung bướu ở Việt Nam mới tập trung vào mảng lâm sàng, điều trị, gần như bỏ ngỏ phần nghiên cứu, nhất là những nghiên cứu cơ bản, dịch tễ học, phân tử… Trong khi các chuyên gia đều khẳng định tầm quan trọng của hệ thống cơ sở dữ liệu y – sinh học trong nghiên cứu và điều trị ung thư.
GS.TS Long Ngô, Trưởng bộ môn Y học Nghiên cứu (Khoa Y, Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Đại học Y Harvard) nhấn mạnh nguồn dữ liệu lớn, đáng tin cậy chính là nền tảng để các bác sĩ có những thông tin rõ ràng, chính xác, từ đó nâng cao chất lượng điều trị lâm sàng, tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp, trúng đích cho từng bệnh nhân.
Thế nhưng nghiên cứu của nhóm bác sĩ Khoa dịch tễ học và Tin sinh học, trường ĐH Y tế Công cộng, Đại học South Florida, Hoa Kỳ cho biết việc thiếu nguồn lực, kinh phí hạn hẹp; không có kế hoạch tổng quát; thiếu những nghiên cứu ưu tiên… đã dẫn đến việc Việt Nam chưa có nghiên cứu lớn và toàn diện về dịch tễ học, gene, định lượng phân tử. Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa nghiên cứu và điều trị, hệ thống kiểm soát dữ liệu chưa toàn diện… cũng khiến cho Việt Nam khó có được những nghiên cứu giá trị về ung thư.
Tại Diễn đàn Nghiên cứu ung thư các chuyên gia Mỹ và Việt Nam đều thống nhất quan điểm, nếu không có được một nguồn cơ sở dữ liệu đầy đủ, xác thực, sẽ không thể có được những nghiên cứu có giá trị, từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa bệnh đúng và hiệu quả.
Xây dựng cơ sở dữ liệu - vươn tới tầm quốc tế
ThS Trần Quốc Bảo, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và sức khỏe trường học (Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) đã nêu lên những con số cụ thể và tổng quát về thói quen nguy hại có thể dẫn tới các căn bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam; sự thay đổi những con số này theo thời gian; tình hình phát hiện và quản lý bệnh… Trên cơ sở nguồn dữ liệu này, ThS Trần Quốc Bảo đã đưa ra những kết luận và khuyến nghị phù hợp để có thể phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe cho người dân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế hàng đầu Mỹ cũng giới thiệu những phương pháp tiên lượng, điều trị ung thư mới nhất trên thế giới cũng như kinh nghiệm nghiên cứu từ Đại học Harvard. Các lĩnh vực được đề cập sâu là xây dựng hệ thống nghiên cứu, công nghệ chẩn đoán sớm ung thư, hỗ trợ sàng lọc, áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến như điều trị đích, điều trị tế bào miễn dịch, ghép tế bào gốc, xạ trị kỹ thuật cao và áp dụng tiếp cận điều trị cá thể hóa để có được hiệu quả tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất…
Tại Việt Nam, Trung tâm Ung bướu Vinmec kể từ khi thành lập năm 2014 đến nay đã luôn cập nhật và tiếp cận các kỹ thuật, phương pháp điều trị hiện đại của thế giới, là địa chỉ chữa bệnh tin cậy dành cho các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam và nước ngoài. Trong thời gian tới, PGS.TS Lưu Nguyên Hưng khuyến nghị, việc xây dựng hệ thống dữ liệu thống kê dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ung thư là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Trung tâm Ung bướu Vinmec cần thực hiện.
Đồng quan điểm, GS.TS Long Ngô cho rằng, nếu công việc này được thực hiện cẩn trọng, kĩ lưỡng, với số lượng mẫu lớn, Vinmec sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển những nghiên cứu có giá trị, góp phần vào sự phát triển của nền y học Việt Nam và thậm chí cả thế giới.
Với năng lực và quyết tâm của mình, tôi tin rằng Hệ thống Y tế Vinmec sẽ thành công trong việc phát triển trung tâm ung bướu vươn tới đẳng cấp quốc tế.
Bà Nguyễn Bích Liên, Chuyên gia ung thư vú (Trung tâm Y tế Irvine, Đại học California, Mỹ)
PV
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 1 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 1 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 18 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 22 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.