Có thể xảy ra động đất 5 -7 độ richter ở Hà Nội và TP HCM
“Hà Nội, TPHCM và Vũng Tàu đều nằm trong vùng cảnh báo đặc biệt, bởi có thể xảy ra động đất 5 - 7 độ richter. Nếu chấn tâm động đất ở khu vực giữa các thành phố có thể gây thiệt hại khủng khiếp, 30 - 40% nhà cửa bị đổ sập hoàn toàn”.
PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Địa chấn châu Á, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo Quốc tế “Nguy cơ động đất ở Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội ngày 12/3.
![]() |
Nhân viên các tòa nhà cao tầng của Hà Nội bỏ chạy ra ngồi la liệt ở vỉa hè sau chấn động do ảnh hưởng của trận động đất trên 7,5 độ richter từ Trung Quốc chiều 12/5/2008. |
Những nghiên cứu mang tính chất cảnh báo này là công trình được thực hiện bởi các nhà khoa học của Viện Vật lý địa cầu. Những trận động đất mạnh như vậy có thể xảy ra sau một chu kỳ rất dài. Đã có báo cáo mô hình về những thiệt hại có thể xảy ra nếu tâm chấn trận động đất nằm ở những khu vực trung tâm các thành phố. Những nghiên cứu này được thực hiện còn để tìm cách chuẩn bị những ứng phó tốt nhất.
Rất tiếc là những kết quả nghiên cứu và đánh giá khoa học đến nay vẫn chỉ nằm trên sách vở chứ chưa được quan tâm để ứng dụng nhiều. Gạch nối giữa các nhà khoa học, Chính phủ và người dân vẫn chưa có. Trong khi đó đáng lẽ gạch nối này cần phải có và phải là mối liên hệ chặt chẽ. Thiệt hại khi không có dự báo động đất sẽ vô cùng lớn. Ví dụ, một trận động đất mạnh 6,7 độ richter xảy ra Côbê (Nhật Bản) năm 1995 đã làm 5.000 nghìn người chết và tiêu tốn 15 tỷ USD.
Đúng vậy, các nhà khoa học cần sự quan tâm hỗ trợ về đầu tư kinh phí để mua thiết bị chất lượng cao và cần thêm sự giúp đỡ từ các nhà khoa học quốc tế am hiều nhiều về lĩnh vực này, nhằm đưa ra những dự báo chính xác ở các thời điểm dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn. Hiện nay nghiên cứu về động đất ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức hết sức sơ lược. Chưa có một dự án nào đề cập đến nghiên cứu dự báo ngắn hạn về tai hoạ này.
Ông có thể cho biết hiện mức độ hoạt động địa chất của Việt Nam có phức tạp?
Hoạt động địa chất ở nước ta trong thời gian dài vừa qua khá yên bình so với Nhật, Trung Quốc, Thái Lan hay Philipin. Trong nhiều năm nước ta chưa bị những thảm hoạ khủng khiếp như những gì mà các quốc gia đó phải chịu đựng. Cũng vì lý do đó nên chúng ta quá lơ là, chủ quan. Đặc biệt là người dân ở nước ta hầu như chưa hề có khái niệm “ứng phó khi động đất”. Trong khi, đó là những vấn đề cần phổ cập.
Những biến đổi khí hậu ở nước ta trong thời gian vừa qua có phải là những cảnh báo đáng lo ngại?
Trên thực tế thì sự nguy hiểm luôn hiện hữu, tồn tại từ quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Chỉ có điều nó đã bắt đầu hé lộ và lan dần đến thì chúng ta mới thức tỉnh. Từ trước tới nay, chúng ta quá lơ là trong vấn đề này.
Đầu tư cho công nghệ dự báo động đất thì rất khó tính toán mức cụ thể. Nó cũng giống như chi phí đầu tư cho ngành Công nghệ thông tin vậy, càng nhiều càng tốt. Ngoài cơ sở vật chất thì yếu tố trình độ của các nhà khoa học cũng quan trọng không kém.
Ngoài động đất, chúng ta liệu có phải đối mặt với nguy cơ sóng thần?
May mắm là biển Đông nước ta nằm ở khu vực kín bởi được bao phủ các đảo thuộc Philipin, nên khả năng xảy ra sóng thần dữ dội hầu như không có. Nếu có thì cũng có thể báo trước 2 tiếng và sóng thần lớn nhất cũng chỉ ở mức cao 2m.
Các toà nhà cao tầng trong thành phố có an toàn?
Các nhà cao tầng nếu có chủ đầu tư nghiêm túc bao giờ cũng phải quan tâm đến vấn đề thiết kế kháng chấn. Nghĩa là anh phải bỏ kinh phí thuê chuyên gia thiết kế nếu động đất đánh vào các toà nhà ấy thì mức độ chịu đựng sẽ ở mức bao nhiêu.
Tuy nhiên, hiện vấn đề này vẫn giải quyết ở mức đơn lẻ và tuỳ thuộc vào chủ đầu tư, chứ chưa thành quy phạm, tiêu chuẩn. Đến năm 2006, Bộ Xây dựng mới chỉ ban hành Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các công trình nằm trong khu vực ảnh hưởng động đất. Còn các đập thủy điện thì nhà nước nghiễm nhiên phải nghĩ đến chuyện thiết kế sang chấn.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và có kết quả tại Hà Nội và TPHCM, nhưng do hạn chế về kinh phí Viện mới khảo sát ở các khu vực thuộc vùng trung tâm. Ví dụ, Hà Nội mới khảo sát được 3 quận là: Ba Đình, Hoàn kiếm và Hai Bà Trưng. Tại TPHCM là quận 1 và 3. Bởi muốn khảo sát phải tìm, nhìn từng ngôi nhà để đánh giá và xếp loại kết cấu. Chúng tôi sẽ báo cáo cụ thể sau.
![]() |
Nói chung, hầu hết các toà nhà cao tầng hiện đại đều quan tâm đến yếu tố kháng chấn. Nhưng ở nước ta mỗi toà nhà lại do một chủ đầu tư khác nhau nên cũng cũng áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau của Anh, Nhật, Mỹ...
Tuy nhiên dù chuẩn nào cũng có những điểm chung. Theo đánh giá của tôi, Việt Nam nên áp dụng tiêu chuẩn chống sang chấn của châu Âu, bởi nó phù hợp với địa chất.
PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch Hội Địa chấn châu Á, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam |
Theo Dân trí

Tạm dừng bay dù lượn ở Sơn Trà sau sự cố khiến 1 du khách tử vong
Xã hội - 11 phút trướcNgày 9/7, thông tin từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) TP Đà Nẵng cho biết, lực lượng công an đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc du khách tv khi bay dù lượn ở bán đảo Sơn Trà.

Xô xát trong đêm, 2 cô gái được mời về công an phường làm việc
Xã hội - 32 phút trướcVào đêm qua (8/7), tại tỉnh Quảng Ninh xảy ra vụ xô xát dẫn đến đánh nhau giữa nhóm thiếu nữ khiến 1 cô gái bị thương, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh sơ cứu.

Thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ trước đợt mưa lớn ở miền Bắc
Xã hội - 45 phút trướcDự báo đợt mưa lớn ở miền Bắc sẽ bắt đầu từ đêm nay 9.7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu Thủy điện Hòa Bình mở 1 cửa xả lũ ngay từ 16 giờ cùng ngày.

Công an thông tin vụ nữ tài xế ô tô tông liên hoàn 12 xe máy: 10 người nhập viện, 1 người tử vong
Xã hội - 1 giờ trướcHiện trường vụ tai nạn giao thông sáng 9-7 kéo dài khoảng 130 mét với 13 xe cộ liên quan. Vụ tai nạn làm 10 người bị thương được đưa đi cấp cứu; trong đó có 1 nạn nhân nữ đã tử vong vào hồi 11h30 cùng ngày.

Vụ ô tô tông loạt xe máy ở Hà Nội: Chuyển cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân
Xã hội - 1 giờ trướcLiên quan vụ ô tô tông loạt xe máy khiến 1 người tử vong ở Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng CSGT phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương tổ chức điều tra làm rõ.

Thêm một 'trùm giang hồ' ở Thanh Hoá bị khám nhà
Xã hội - 1 giờ trướcCơ quan chức năng đang khám xét nhà riêng của 'trùm giang hồ' Mạnh “gỗ” trên đường Đại lộ Lê Lợi, phường Hạc Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT trên cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo làm 3 người tử vong
Xã hội - 1 giờ trướcPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 106/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục hậu quả vụ TNGT trên cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.

Bắc Ninh triệt phá băng nhóm trẻ vị thành niên đập kính ô tô trộm cắp tài sản
Xã hội - 1 giờ trướcCông an phường Võ Cường (tỉnh Bắc Ninh) vừa triệt phá một nhóm đối tượng chuyên thực hiện hành vi đập kính ô tô để trộm cắp tài sản.

Kho hàng vùng biên chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, kết nối hàng trăm tài khoản TikTok
Xã hội - 1 giờ trướcQua kiểm tra hệ thống quản lý kho, lực lượng chức năng xác định đây là điểm trung chuyển cho hàng loạt đơn hàng được đặt qua nhiều tài khoản TikTok khác nhau, với nguồn hàng nhập từ trang thương mại điện tử 1688.com (Trung Quốc).

Hà Nội: Mỗi học sinh tiểu học được hỗ trợ mức ăn tối thiểu là 30.000 đồng/ngày
Xã hội - 1 giờ trướcTP Hà Nội dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trong năm học 2025 - 2026 là hơn 3.063 tỷ đồng, nhằm đảm bảo mỗi học sinh được hỗ trợ mức ăn tối thiểu là 30.000 đồng/ngày.

Hà Nội: Khoảnh khắc xe ô tô con mất lái, tông hàng loạt phương tiện trên phố Trần Đại Nghĩa
Đời sốngGĐXH - Chiếc xe ô tô con trong lúc di chuyển qua nút giao phố Trần Đại Nghĩa - Đại La (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, tông hàng loạt phương tiện trước khi đâm vào gốc cây bên đường.