Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con chậm phát triển chiều cao vì thiếu kẽm

Thứ sáu, 11:03 28/11/2014 | Gia đình

GiadinhNet - Rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ chỉ tập trung bổ sung vitamin D và chất khoáng canxi để mong sau này trẻ có một chiều cao lý tưởng nhưng lại quên mất một vi chất dinh dưỡng có tác dụng không nhỏ trong việc giúp trẻ phát triển tối ưu về chiều cao, thể chất là kẽm (Zn). Theo BS Đinh Thạc (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM) nếu trẻ thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng, trẻ chậm dậy thì.

 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. 	Ảnh: T.L
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Ảnh: T.L

 

Giảm chức năng sinh dục

BS Đinh Thạc cho biết, mặc dù chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể nhưng kẽm lại đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là với trẻ. Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng.

Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những người dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường.Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì, bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng biếng ăn triền miên ở trẻ nhỏ do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, kẽm hỗ trợ duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. “Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Một nghiên cứu có giá trị tại Mỹ cũng cho thấy, việc bổ sung kẽm giúp làm giảm tới 18% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 41% trường hợp bị viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ trên 50%”, BS Đinh Thạc khuyến cáo.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm

Cũng theo BS Đinh Thạc, biểu hiện thường thấy ở trẻ bị thiếu kẽm là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, bị viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, đặc biệt là tình trạng vết thương chậm liền sẹo.

Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não vì canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh. Hầu hết trường hợp thiếu kẽm ở trẻ em xảy ra khi lượng kẽm tiêu thụ chưa đủ hay hấp thụ kém, tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể (tiêu chảy cấp, nôn ói nhiều).

Bổ sung thế nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì việc bổ sung lượng kẽm cần thiết cho trẻ tùy thuộc lứa tuổi, cụ thể:

- Trẻ dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5  – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

- Thanh niên và người trưởng thành cũng cần bổ sung lượng kẽm cần thiết là 15mg/ngày đối với nam, 12mg/ngày đối với nữ để cơ thể có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

-  Phụ nữ mang thai cần khoảng 15mg kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, trong 3 tháng đầu lượng kẽm có trong sữa mẹ chiếm khoảng 2 – 3mg/lít, 3 tháng tiếp theo thì lượng kẽm giảm xuống còn khoảng 0,9mg/lít. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như cung cấp kẽm cho sự phát triển của trẻ trong tương lai bằng việc ăn nhiều những loại thức ăn được xem là “giàu chất kẽm” như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…

Đối với trẻ lớn hơn thì người mẹ có thể bổ sung kẽm qua thức ăn, ví dụ như trong 50g thịt thăn heo chứa khoảng 2mg kẽm, 250g sữa chua chứa 1,6mg kẽm, nửa cái ức gà chứa 1mg kẽm…Ngoài ra, để bé có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, người mẹ còn nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

 

“Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã chứng minh kẽm có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Hơn thế nữa kẽm cũng giúp duy trì hoạt động hiệu quả của hệ miễn dịch giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Bổ sung kẽm đầy đủ và kịp thời sẽ đồng nghĩa với việc giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn”.

BS Đinh Thạc

Xuân Tùng

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại

11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại

Gia đình - 6 giờ trước

GĐXH - Vô tình mắc những lỗi giao tiếp này sẽ khiến chỉ số EQ của bạn giảm nghiêm trọng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard

Nuôi dạy con - 11 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ

Gia đình - 12 giờ trước

Ở tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Lấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai

Hoang mang không biết bố của con mình là ai

Chuyện vợ chồng - 18 giờ trước

GĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê

Gia đình - 1 ngày trước

Ông lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn

Gia đình - 1 ngày trước

Cuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Top