Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Con đừng trách bố khi chào đời mà bố không ở cạnh nhé!"

GiadinhNet - "Con đừng trách bố khi con chào đời mà bố không ở cạnh nhé. Hãy thật ngoan để mẹ an lòng. Bố lên đường làm nhiệm vụ Tổ quốc giao!", đó là những lời dặn con xúc động của anh Lưu Hoàng Khanh dành cho đứa con hơn 8 tháng ở trong bụng vợ.

Con đừng trách bố khi chào đời mà bố không ở cạnh nhé! - Ảnh 1.

Chọn nghề y là chọn những gian lao

Anh Lưu Văn Khanh, sinh năm 1989, nhân viên y tế thuộc TT Kiểm soát dịch bệnh huyện Cẩm Giàng là một trong những cán bộ y tế được giao nhiệm vụ cắm chốt y tế tại các khu cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao của tâm dịch Hải Dương.

Cả 3 đợt dịch tại Hải Dương vừa qua, anh đều là người được điều động tham gia vào cuộc ngay từ những ngày đầu. Đợt dịch này, anh "cắm" tại trường tiểu học Lai Cách.

Nhận được nhiệm vụ, anh Khanh chỉ kịp về nhà dặn vợ rồi lên đường. Với anh Khanh, mỗi lần nghĩ đến câu nói của vợ là mỗi lần anh day dứt: "Anh đi rồi, ai đưa em đi sinh?".

Con đừng trách bố khi chào đời mà bố không ở cạnh nhé! - Ảnh 3.

Anh Khanh đang thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly trường tiểu học Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương.

Anh Khanh kể: "Là đàn ông lại đi vắng trong những lúc vợ cần mình nhất, dễ tủi thân nhất thì cũng buồn lắm, thương lắm. Nhưng một khi đã chọn lấy nghề y là chọn những gian lao rồi nên chúng tôi đều xác định phải vượt qua khó khăn cá nhân".

Điểm cách ly tại trường tiểu học Lai Cách có đến 110 người được cách ly y tế gồm 62 học sinh, 41 phụ huynh, 7 thầy cô giáo. Trong những ngày qua, gần như anh không có thời gian nghỉ ngơi.

Từ theo dõi sức khỏe đến đảm bảo giãn cách, tất cả đều được thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng với tâm thế khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm.

Con đừng trách bố khi chào đời mà bố không ở cạnh nhé! - Ảnh 4.

Khoảnh khắc anh Khanh xúc động khi tâm sự về gia đình.

Trong mắt của các học sinh trường tiểu học Lai Cách, người đàn ông luôn trùm đồ bảo hộ từ đầu đến chân, mồ hôi lúc nào cũng ròng ròng là một "chú siêu nhân". Sở dĩ vậy, là bởi nhất cử, nhất động từ vui chơi đến sinh hoạt "đều do chú quyết định".

Chị Nguyễn Thúy An, 35 tuổi, phụ huynh bé Phạm Duy Hưng, học sinh lớp 4D, Trường tiểu học Lai Cách chia sẻ: "Nói thật tình, đến tận bây giờ tôi vẫn chưa biết mặt bác sĩ như thế nào vì chỉ được nhìn qua quần áo bảo hộ. Dân Lai Cách chúng tôi cảm động, biết ơn các bác sĩ lắm. Tôi ở nhà có vài đứa con quản lý còn khó đây một mình Khanh phải lo cho cả trăm người. Chỉ mong sao hết dịch, không phải cách ly mà được gặp, bắt tay nói lời cảm ơn cho đỡ áy náy".   

Gọi tên con là "Đại An"!

Đại An – đó là cái tên anh với vợ đã thống nhất đặt cho đứa con sắp ra đời của mình ngay tối ngày nhận nhiệm vụ. Có đi vào tâm dịch, có đứng giữa sào huyệt của cuộc chiến COVID-19, mới thấm thía cái giá trị đích thực của sự bình an.

Chia sẻ về lý do đặt tên của đứa con sắp chào đời anh cho biết: "Đại An là một sự bình an lớn. Vợ mang thai hơn 8 tháng thì tôi đã đến 3 lần phải đi công tác chống dịch. Đại An cũng là điều tôi và tất cả những y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, người dân cả nước mong muốn lúc này. Tôi muốn đặt tên con như thế để sau này, mỗi lần con được gọi, con sẽ biết trân quý khi là một huyết cầu của Tổ quốc trong cuộc chiến chống COVID-19".

Con đừng trách bố khi chào đời mà bố không ở cạnh nhé! - Ảnh 5.

Khoảnh khắc bình dị đời thường của anh Khanh và con.

Vào ngành năm 2011, tính đến nay đã 11 năm gắn bó nhưng với anh Khanh đây là thời khắc đặc biệt: "Năm nay là năm đặc biệt nhất với những anh em ngành Y như chúng tôi. Vất vả, khó khăn thì trăm bề nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy nghề y thiêng liêng và giá trị như vậy. Dẫu cho tôi chọn lại nhiều lần nữa tôi vẫn xin tình nguyện tham gia vào hàng ngũ mặc áo blouse trắng".

Chúng tôi hỏi anh: "Blouse trắng chắc giờ phải thành đồ bảo hộ chứ nhỉ?". Trong lớp kính áp sát mắt, đôi mắt anh lấp lánh những dòng nước mắt: "Có phải mặc thêm một bộ đồ bảo hộ nữa mà COVID-19 đi qua thì chúng tôi vẫn sẵn sàng. Nhiều lúc trong khu cách ly, nhìn các con còn nhỏ, bố mẹ công tác xa không thể đi cách ly cùng đứng khóc một góc tôi là đàn ông nhưng cũng cầm lòng nổi. Các em cũng là chiến binh của cuộc chiến này".

Con đừng trách bố khi chào đời mà bố không ở cạnh nhé! - Ảnh 6.

PV Báo Gia đình & Xã hội phỏng vấn anh Khanh ngay tại khu cách ly.

Chuẩn bị vào ca làm việc mới, chúng tôi hỏi anh có gì gửi gắm đến vợ không. Anh bấm tay bịu chặt lấy găng tay cao su để kìm nước mắt xúc động: "Vợ ơi, em ở nhà yên tâm sinh con nhé. Có bố mẹ thay anh cạnh em rồi. Anh hứa anh sẽ bình an trở về với em và 2 con. Đại An chờ bố con nhé!".

Huy Hoàng - Đức Tùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 34 phút trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 14 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top