Con gái 16 tuổi rối loạn kinh nguyệt suốt 4 năm, mẹ trẻ lo lắng không biết vì sao?
Có tháng kỳ kinh kéo dài 9 ngày nhưng có tháng thì chỉ 3 ngày là tắt, thậm chí có đợt 3 tháng liên tục con tắt kinh. Mẹ bé lo lắng không biết vì sao con rối loạn kinh nguyệt?
Vốn làm chủ một doanh nghiệp nên chị Mai không có nhiều thời gian cho gia đình, con cái. Các con chị quen với việc mẹ bận rộn nên cũng tự lập từ sớm.
Phương Anh, cô con gái chị Mai 16 tuổi dậy thì từ 4 năm trước, trong quãng thời gian này con có nhiều bất ổn trong cả tâm lý lẫn hình thể nhưng chị Mai cũng rất ít khi để mắt tới con.
“Chỉ mới đây tôi mới biết, 4 năm ở giai đoạn nhiều bất ổn nhất cô bé đã phải gồng lên rất nhiều. Có những đêm con khóc vì tủi thân không được mẹ đi họp phụ huynh. Cũng may, con gái tôi cũng hiểu chuyện, nó biết mẹ một mình bươn chải nuôi hai chị em nên con cũng không nổi loạn như những bạn bè cùng trang lứa khác”, chị Mai cho hay.
Tuy nhiên, có một điều người mẹ này lo lắng nhất đó là khi con gái kể từ lần đầu tiên có kinh (con nói với mẹ và được mẹ hướng dẫn lần đầu, sau đó mua sách vở về con tự đọc) đến giờ sau 4 năm chu kỳ kinh nguyệt của bé rất thất thường.
“Có tháng kỳ kinh của con kéo dài 9 ngày nhưng có tháng thì chỉ 3 ngày là tắt. Thậm chí có đợt 3 tháng liên tục con tắt kinh. Cháu có biết tình trạng của mình nhưng không để ý, cũng không có cơ hội nói với mẹ nên thời gian cứ trôi đi. Tình trạng phập phù này đến nay vẫn chưa cải thiện là bao. Liệu kinh nguyệt thất thường như vậy có là dấu hiệu cảnh báo con bất thường về nội tiết tố ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản về sau không?”, chị Mai lo lắng.
Trái ngược với tình trạng của chị Mai, chị Hoài (Ba Đình) lại “soi con từng tý”. Con gái mới dậy thì được 2 tháng. Đến tháng thứ 3, con mới chỉ chậm kinh 4 ngày chị đã sốt ruột, chất vấn, tra khảo “có làm gì dại dột không”? Bỏ qua mọi lời biện hộ của con gái, chị Hoài bắt con thử thai. Không yên tâm chị còn đưa con đi viện khám.
Rất chia sẻ với tâm trạng của những bậc phụ huynh có con mới dậy thì kinh nguyệt phập phù như chị Hoài, chị Mai, BS Phan Thị Bích Thuận, chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, kinh nguyệt là hiện tượng ra máu âm đạo sinh lý tự nhiên ở phụ nữ theo một chu kỳ nhất định.
Theo đó, mỗi chu kỳ, trứng sẽ phát triển trong cơ thể và phóng ra khi trưởng thành, sẵn sàng thụ tinh với tinh trùng và tạo thành phôi thai. Khi đó, lớp niêm mạc ở tử cung sẽ dày lên, chuẩn bị cho sự làm tổ của bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra không gặp và thụ tinh với tinh trùng, lớp niêm mạc không cần thực hiện chức năng làm tổ cho phôi thai sẽ bong ra, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt.
“Tuy nhiên, khi bước vào tuổi dậy thì ở độ tuổi 12-16 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái thường có sự biến đổi rất lớn vì cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhất là buồng trứng vẫn chưa phát triển toàn diện, dẫn tới nội tiết tố nữ chưa ổn định. Khi đó, trứng không phát triển hoặc không phóng noãn sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái bị rối loạn”, BS Thuận giải thích.
Với tình huống đến 4 năm mà chu kỳ kinh nguyệt con vẫn không đều, BS Thuận phỏng đoán khả năng cao là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì vì nồng độ hormone, nội tiết tố, các cơ quan sinh dục chưa ổn định và phát triển hoàn toàn.
Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, căng thẳng, áp lực. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ dần ổn định theo thời gian và không gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai.
“Tuy nhiên, chị Mai vẫn nên đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa sản để thăm khám và loại trừ các bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, suy tuyến yên… để có biện pháp điều trị, theo dõi kịp thời tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này”, BS Thuận khuyến cáo.
Để giúp điều hoà kinh nguyệt, các bác sĩ sản khoa lưu ý, các bạn gái trẻ nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đủ dưỡng chất. Nên dùng các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, thịt gà, gan, nghệ, củ cải, cá, hạt óc chó… có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh, cường kinh kéo dài.
Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các loại hạt ngũ cốc… vào trong chế độ ăn. Đặc biệt, đậu nành là một trong những loại thực phẩm giúp tăng cường nội tiết tố ở nữ giới.
Uống đủ nước mỗi ngày tùy theo trọng lượng cơ thể, để cơ thể loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng vào cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng lượng máu kinh, cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.
Đặc biệt các bạn gái trẻ không được sử dụng thuốc lá và các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê). Cần ăn uống đủ bữa, đúng giờ, tránh tình trạng nhịn ăn, bỏ bữa. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng…
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, thói quen sinh hoạt đối với trẻ nữ trong độ tuổi dậy thì cần phải lành mạnh, tránh căng thẳng. Nên thực hiện và duy trì một số thói quen để giúp kinh nguyệt ổn định hơn như ngủ đủ giấc, đảm bảo 7 – 8 giờ/ngày. Không thức quá khuya, trước khi đi ngủ nên tránh các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cuối cùng, cần phải chăm sóc vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, thông thoáng, đặc biệt không dùng bất kể loại thuốc nào, kể cả thuốc điều hòa kinh nguyệt nếu chưa được thăm khám hoặc không có chỉ định của bác sĩ.
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...