Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con sốt là bố mẹ lo chườm hạ nhiệt, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn

Thứ tư, 14:32 12/04/2023 | Mẹ và bé

Cứ thấy con sốt là nhiều chị em lại tìm cách chườm cho con để nhanh hạ sốt. Chuyên gia nhận định hầu hết hành động này đều sai. Việc chườm ấm, chườm mát cũng đều là xử lý chưa đúng.

Chườm ngay khi con sốt giúp hạ nhiệt?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) kể, rất nhiều chị em thường hay hỏi bác sĩ về chuyện chườm ấm hay chườm mát để hạ sốt cho con. Câu chuyện tưởng chừng đơn giản hóa ra không ít người hiện đang thực hiện sai cách. 

"Tất cả những biện pháp đó hiện nay đã được các nhà khoa học nghiên cứu đầy đủ. Chườm để hạ sốt chỉ có tác dụng hạ nhiệt nhanh trong 1 giờ đầu. Sau đó lại đâu vào đấy. Như vậy tất cả những kiểu chườm (chườm ấm, chườm mát), gọi chung là hạ sốt bằng tác động vật lý, khi được sử dụng trên trẻ em, không có một tác dụng gì trong điều trị sốt. Trừ trường hợp bị say nắng, say nóng, sốc nhiệt", vị PGS chuyên khoa Nhi nhận định.

Con sốt là đè ra chườm, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn - Ảnh 1.

Hiện nay, chúng ta có 2 loại Ibuprofen và Paracetamol. Chúng đều có tác dụng trên trung tâm điều nhiệt. Bởi vậy, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên nên sử dụng thuốc hạ sốt và không khuyến khích các biện pháp chườm để hạ sốt cho con.

Chườm không những không có tác dụng về hạ nhiệt cơ thể mà còn làm cho đứa trẻ khó chịu. Nếu vào mùa đông, hoặc trẻ bị bệnh đường hô hấp, chườm làm tăng tiêu thụ oxy. Vì làm tăng tiêu thụ oxy nên trẻ nào đang bị viêm phổi lại càng thêm hại. 

"Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không dùng bất cứ tác động vật lý nào - như chườm - cho trẻ con bị sốt", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết thêm.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, trừ trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với thuốc hạ nhiệt. Lúc này bắt buộc phải sử dụng các biện pháp vật lý như chườm. 

Chung nhận định với PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) chia sẻ, nếu dùng thuốc hạ sốt rồi nhiệt độ vẫn cao thì lúc này cần chườm để tránh co giật ở trẻ. 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Trong trường hợp này, chườm thế nào mới đúng?

Chườm để hạ sốt, tránh co giật thế nào mới đúng?

Theo BS Trần Văn Phúc (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), mục đích của chườm là hạ sốt, nhưng chúng ta hầu như chườm sai. Vì không hiểu nên mọi người rơi vào cực đoan. Người thì chỉ chườm nóng. Người khác lại chỉ chườm lạnh... Tùy vào thời kỳ, bạn nên có cách xử lý đúng khi sốt.

Ở thời kỳ tăng nhiệt độ cơ thể

Cách nhận biết: Nhiệt độ tăng liên tục + các dấu hiệu gai lạnh, ớn lạnh, nổi gai ốc, rét run, tay chân run rẩy, da nhợt nhạt + dùng thuốc hạ sốt hay chườm nhiệt độ vẫn tăng hoặc chỉ giảm được thời gian ngắn rồi tăng trở lại. 

"Thời kỳ này không nên chườm", BS Phúc cho hay.

Nhưng sốt quá cao, đặc biệt là thời gian kéo dài, có thể gây nhiều phản ứng có hại. Dễ thấy nhất là co giật ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sốt còn có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng tiêu thụ oxy, rối loạn chuyển hóa chất béo, dẫn đến trạng thái ketosis. Sốt cũng có thể gây ra một loạt các triệu chứng như sụt cân, hưng phấn vỏ não, rối loạn chức năng ức chế, giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm hoạt động của các men tiêu hóa, rối loạn chức năng tiêu hóa do protein của đường tiêu hóa bị phá hủy. 

Con sốt là đè ra chườm, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn - Ảnh 3.

Để phòng tránh, biện pháp giảm nhiệt tốt nhất vẫn là uống thuốc hạ sốt. Bởi vì thuốc hạ sốt có tác dụng “thỏa hiệp” với trung tâm điều hòa nhiệt. Nhiều mẹ cho con uống hạ sốt thấy giảm không đáng kể, hoặc chỉ giảm nhẹ được 30 phút đến 1 tiếng lại tăng trở lại, sẽ cuống và lo lắng. "Xin các mẹ hãy bình tĩnh, chỉ cần giảm tốc độ tăng thân nhiệt, hoặc giảm nhiệt được một chút, thì cũng đã có tác dụng rất lớn rồi", chuyên gia nhắn nhủ.

"Thực sự cần thiết mới chườm. Nếu chườm thì chú ý không chườm lạnh ở giai đoạn này, vì khăn lạnh sẽ làm tăng co mạch ngoại vi, hệ quả chườm lạnh nhiệt độ càng tăng lên chứ không hạ xuống. Cách chườm đúng lúc này phải là chườm nóng. Dùng khăn ấm lau nhiều lần lên trán, cổ, nách, bẹn, tứ chi nơi có nhiều mạch máu để làm giãn mạch, đổ mồ hôi. Từ đó tản nhiệt ra khỏi cơ thể", chuyên gia khuyên.

Ở thời kỳ ổn định nhiệt độ cơ thể

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, ví dụ 40 độ chẳng hạn, thì sẽ không tăng nữa trong một thời gian, lúc này quá trình sinh nhiệt và quá trình tản nhiệt cân bằng nhau. Do tản nhiệt nên mạch máu trên da giãn ra, lượng máu đến ngoại vi tăng lên, nhiệt độ da tăng cao nên sờ vào nóng và trông thấy da đỏ, độ ẩm da cũng tăng để bốc hơi.

Con sốt là đè ra chườm, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn - Ảnh 4.

"Thời kỳ này muốn hạ sốt có thể chườm mát. Cách làm đúng là nhúng khăn vào nước lạnh, vắt nhẹ rồi đắp lên trán, cổ, nách, bẹn là những nơi nhiều mạch máu. Khi nào nhiệt độ của khăn bằng nhiệt độ cơ thể, hãy ngâm nó vào nước lạnh và chườm lại, cứ chườm như vậy cho đến khi hạ sốt", chuyên gia nói.

BS Phúc nhấn mạnh, chườm ấm vào thời kỳ này không đúng, bởi theo nguyên tắc vật lý nhiệt sẽ đi từ nơi cao đến nơi thấp. Vì thế, khăn nóng hơn không thể lấy được nhiệt cơ thể mà còn truyền ngược trở lại.

Ở giai đoạn nhiệt độ cơ thể giảm

Con sốt là đè ra chườm, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn - Ảnh 5.

Cách nhận biết giai đoạn này: Cơ thể đổ mồ hôi đầm đìa + các triệu chứng giảm đi nhiều, người nhẹ nhõm, dễ chịu, thấy khỏe mạnh hơn. Nếu là trẻ con thì lại chơi đùa tỉnh táo như bình thường. 

"Trong tình huống này thực ra không cần chườm vì cơ thể đang hồi phục rồi nên nhiệt hạ nhanh. Nếu muốn chườm thì hãy chườm mát. Trẻ em thì phải hỏi xem trẻ khó chịu khi chườm thì đừng chườm. Trong quá trình hạ nhiệt này, một số trẻ em và người lớn có thể muốn tắm, hoàn toàn có thể tắm được và thậm chí mang lại cảm giác rất dễ chịu, cơ thể khoẻ khoắn hơn. Đừng lo lắng khi tắm. Chú ý là tắm nước ấm, giữ nhiệt độ phòng khoảng 24 độ, nên tắm nhanh để tránh hạ thân nhiệt quá nhiều", BS Phúc nói.

Con sốt là đè ra chườm, bác sĩ lắc đầu chỉ ra hướng giải quyết đúng đắn - Ảnh 6.

Tình huống ngược lại, hạ sốt nhưng bệnh thì nặng lên. Ở người lớn, tình huống này dễ phát hiện, nhưng với trẻ em phải rất cẩn thận. BS Phúc đưa ra mấy dấu hiệu nhận biết như sau, đặc biệt cảnh giác với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Tinh thần kém, bơ phờ, không muốn ăn.

- Li bì.

- Khó thở hoặc thở dốc.

- Da tím tái, vân tím, nhợt nhạt, đổi màu…

- Ít nước tiểu.

Hi vọng qua bài viết, cha mẹ có thể nắm rõ cách xử lý khi trẻ bị sốt, khi nào mới cần chườm cho con, chườm ấm hay chườm mát ra sao... để trẻ nhanh phục hồi sức khỏe nhất! 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 15 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Người phụ nữ 35 tuổi ở Hải Dương phải phẫu thuật vì que tránh thai 'đi lạc' trong cánh tay

Mẹ và bé - 5 ngày trước

GĐXH - Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiện đại, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

U nang nước buồng trứng ở chị em có nguy hiểm không?

Mẹ và bé - 6 ngày trước

GĐXH - U nang nước buồng trứng thường là u lạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, có những trường hợp cần theo dõi chặt chẽ hoặc điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Bé trai 9 tuổi vỡ ruột thừa nguy kịch do bố mẹ bỏ qua dấu hiệu này!

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột thừa để tình trạng này kéo dài 3 ngày khiến ruột thừa bị viêm lâu, dẫn đến hoại tử, căng phồng và cuối cùng là vỡ ra.

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bé 16 tháng tuổi nguy kịch sau bữa ăn trưa do mẹ nấu, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, mẹ cho biết bé có ăn ghẹ và cải bó xôi được xay nấu canh, ăn với cơm, có sử dụng nước giếng để nấu ăn...

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Ngủ một mình trong phòng, bé 7 tuổi ở Ninh Bình bị rắn cạp nia cắn nguy kịch

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Theo lời người nhà, trẻ ngủ một mình trên tầng 2, khoảng 3 giờ sáng cùng ngày trẻ bị một con rắn bò vào người...

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Thiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch

Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến bé 13 tuổi đang khoẻ mạnh đột ngột bị hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha của bé cho biết trước đó 1 ngày có mua chai hóa chất nhằm mục đích hàn nhựa và để trong cốp xe...

Top