Cơn sốt trà my như lan đột biến, làng nghề trồng hoa điêu đứng
Việc tạo sóng, thổi giá một số loại hoa trà my không những làm biến tướng thú chơi tao nhã của các cụ xưa, mà còn khiến những làng nghề trồng hoa điêu đứng.
Ông Chử Văn Cao (làng cây cảnh Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên) cho biết, thú chơi cây trà my là thú chơi tao nhã, được các cụ chắt lọc, gìn giữ từ xa xưa.
“Giàu chơi lan, quan chơi trà”, câu nói ngắn gọn này đã đúc kết những giá trị tinh thần của các cụ xưa. Thời phong kiến, những gia đình gia thế, quyền chức mới có điều kiện để chơi lan, chơi trà, đời sống tinh thần thư thái do không phải lam lũ, đầu tắt mặt tối kiếm miếng cơm, manh áo như tầng lớp bần cố nông trong xã hội…
Ngoài ra, họ là những người có văn hóa, học thức nên tiếp tục nâng thú chơi này lên một tầm cao, đẳng cấp mới, đó là văn hóa chơi cây, không có chuyện mượn thú chơi để trục lợi.
Ông Cao cho biết, làng hoa cây cảnh Phụng Công có lịch sử lâu đời, trong đó, cây hoa trà my được trồng từ làng vài chục năm trước. Giai đoạn những năm 1990 là thời kỳ đỉnh cao của cây trà làng Phụng Công.
Sau đó, đến thời kỳ mở cửa, các loại hàng hoa, cây cảnh xuất xứ từ Trung Quốc ào sang khiến những cây hoa bản địa rơi vào cơn bĩ cực. Có dạo, cả làng Phụng Công chặt bỏ hết trà để trồng cây ngoại lai, chỉ có rất ít nhà giữ lại một vài cây chơi, do đó, số lượng những cây trà my tuổi đời lâu năm, già, cổ… rất ít.
Cũng theo ông Cao, dòng họ Chử ở Phụng Công là dòng họ đầu tiên và lâu năm nhất trồng cây hoa trà my. Bằng kinh nghiệm tích lũy, những nhà vườn họ Chử có được bí quyết riêng nhân giống cây trà bằng việc cắt cành mang giâm ủ.
Anh Chử Văn Biên - nhà vườn nổi tiếng về hoa trà my ở Phụng Công, là đời thứ tư của dòng họ Chử.
Theo anh, các cụ đã thẩm định, chọn lọc những loại trà nào là trà đẹp, quý mới giữ gìn, nhân giống đến ngày nay. Các dòng cây chính, truyền thống được gọi là trà cổ, gồm có trà bạch, trà thâm hồng bát diện; trà điểm tuyết; trà lựu; trà phấn cổ; trà thiển; trà muống. Các loại khác như trà cung đình, phấn Nhật… là các loại cây mới du nhập, không phải cây trà cổ.
Trong số các loại trà cổ kể trên, trà bạch nhụy, trà thiển, trà muống không được các cụ đánh giá cao, do đó rất ít nhà trồng. Có giai đoạn, nhiều nhà còn chặt bỏ vì không bán được, giá trị kinh tế thấp hơn so với cây trà cổ truyền thống. Những cây còn sót lại, vì nó ít nên mới trở thành hiếm, chứ không phải “quý hiếm” như đang đồn thổi.
Làng nghề trồng hoa điêu đứng
Theo anh Chử Văn Biên, một loại trà lựu cổ Văn Giang đang được săn lùng (còn gọi là trà nhãn do lá giống là nhãn) với giá hàng chục triệu đồng/cây giống. Cây trà mẹ đó do chính gia đình anh trồng, mới bán cho một người chơi thời gian gần đây.
Năm ngoái, chính tay anh Biên cắt giâm ủ, nhân giống từ cây mẹ và còn cho, tặng những ai thích sưu tầm. Đến khi cây ra rễ, khỏe mạnh, anh bán cao nhất với giá 700 ngàn đồng/cây con. Bản thân anh cũng chưa bao giờ nghĩ, sẽ có lúc nó được “thổi giá” lên tới vài chục triệu đồng/nhánh như thời điểm hiện tại.
Nhà vườn Nam Cường (Phúc Thọ, Hà Nội) là người đầu tiên đứng lên thành lập Hội trà my cổ Việt Nam từ năm 2019, đưa thú chơi hoa trà my cổ truyền thống lên tầm nghệ thuật mới.
Anh phân tích, một tác phẩm trà my đẹp hội tụ rất nhiều yếu tố như tuổi cây, dáng thế, màu da, mặt hoa…, thậm chí cả chậu trồng và không gian để đặt tác phẩm…, tất cả là sự tổng hòa, hài hòa với nhau.
Mấy năm gần đây, phong trào chơi hoa trà my được đẩy lên do nhiều người quan tâm, cây trà my được nhiều người biết đến… đã giúp bà con nông dân trồng cây hoa trà có thu nhập cao và ổn định. Giá trị cây trà được tôn vinh cả về văn hóa và kinh tế.
Tuy nhiên, một số người đầu cơ, buôn bán theo hình thức đa cấp đã lợi dụng vào một số giống trà để lăng xê, thổi giá, gây hoang mang và mất lòng tin của người chơi, khiến hàng ngàn nông dân các làng hoa ảnh hưởng.
“Nếu tôi và một số nhà vườn muốn thao túng thị trường, thì từ mấy năm trước đã đi mua hết trà cổ về vườn rồi”, anh Cường cho hay.
Những “cơn sốt ảo” về hoa trà được tạo ra kéo dài trong thời gian ngắn, từ một vài tuần đến một vài tháng, sau khi đã “đẩy” hết hàng ra bên ngoài. Sau cơn sốt trà bạch nhụy, thị trường trà được “dẫn dắt” sang cơn sốt trà thiển, rồi tới trà muống. Một số người thạo tin còn biết trước, thời gian tới loại trà nào sẽ được tạo sóng, gây sốt…
“Một nhóm “tay to” trước kia “đánh” lan đột biến có tiền quay sang đầu cơ vào trà, bắt tay nhau tạo sóng. Hết mặt hoa này được thổi giá sẽ đến lượt mặt hoa khác. Mục đích của họ là làm kinh tế chứ không phải lan tỏa thú chơi. Người mua cuối cùng với giá đắt sẽ là người chịu” – T. một người chơi trà cho biết.
Những cơn sốt sẽ gây lũng đoạn thị trường, làm hoang mang, mất niềm tin của người chơi cây nói chung. Những làng nghề hoa cây cảnh, đối tượng phục vụ là cả xã hội chứ không phải một vài người. Không thể vì lợi ích của nhóm nhỏ mà cả làng nghề bị ảnh hưởng.
Thái Bình
Nuôi nghìn con rắn quấn nhau trong bể xi măng, thanh niên lãi nửa tỷ 1 năm
Xu hướng - 22 giờ trướcHàng nghìn con rắn ri voi và ri cá quấn nhau trong các bể xi măng ở trang trại của thanh niên miền Tây, giúp anh này thu về gần nửa tỷ đồng/năm.
Khởi nghiệp từ những món quà tặng mẹ, chàng trai 9X mang về doanh thu 'khủng'
Xu hướng - 23 giờ trướcQuyết định khởi nghiệp từ những cây hoa hồng tặng mẹ trong các dịp lễ, Tết, chàng trai phố núi Nguyễn Việt Anh đã gặt hái được “quả ngọt”, với doanh thu từ 700 triệu đến 4 tỷ đồng/năm.
Giảm ăn hàng Thái, chỉ 1 tháng Trung Quốc vung 16.000 tỷ mua ‘vua trái cây Việt’
Xu hướng - 1 ngày trướcTừ đầu năm đến nay, Trung Quốc giảm ăn hàng Thái Lan nhưng lại tăng mạnh nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Chỉ trong một tháng, quốc gia tỷ dân này đã vung hơn 16.000 tỷ đồng mua “vua trái cây Việt”.
Gác bằng đại học, cô gái 9X về quê nuôi chó, doanh thu 1 tỷ đồng/năm
Xu hướng - 2 ngày trướcTốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định với mức thu nhập khá nhưng Kim Ngân vẫn quyết định nghỉ việc để nuôi chó Corgi. Đến nay, công việc này đêm lại cho cô doanh thu 1 tỷ đồng/năm.
Nhiều người chọn cách này để tiết kiệm chi phí về quê ăn Tết
Xu hướng - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù chưa đến tháng 12/2024, nhiều người đã bắt đầu săn vé tàu về quê ăn Tết 2025. Thay vì phải xếp hàng dài để mua vé, họ chọn mua online để tiết kiệm thời gian.
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 3 ngày trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 3 ngày trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 5 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 6 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 1 tuần trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.