Con trai mới 18 tuổi đã bị ung thư trực tràng, cha mẹ sốc khi biết nguyên nhân
Do triệu chứng của hai căn bệnh này quá đỗi giống nhau nên cả nhà cậu bé đều tưởng nhầm là vô hại, tới lúc trở nặng đi khám thì đã quá muộn…
Theo tờ QQ đưa tin, chàng trai 18 tuổi Xiao An (người Trung Quốc) hiện là một học sinh trung học đang chuẩn bị bước vào cuộc vượt vũ môn quan trọng trong đời, đó là kỳ thi đại học. Cậu rất chăm chỉ và dành rất nhiều thời gian ngồi học, kể cả là ở nhà hay trên lớp. Mọi chuyện ắt sẽ rất suôn sẻ nếu như không có biến cố gì ập đến.
Trong nửa đầu năm nay, Xiao bỗng thấy đau hậu môn và đi đại tiện ra máu. Ban đầu cậu bé và bố mẹ cho rằng chắc do ngồi học quá nhiều nên đã bị bệnh trĩ . Bản thân Xiao cũng rất ngại đi khám nên quyết định "sống chung với lũ" cho qua kỳ thi đã. Thế nhưng, căn bệnh cứ ngày một giày vò khiến Xiao không thể chịu được nữa nên đành phải nhập viện.

Qua nhiều công tác chẩn đoán, các bác sĩ tuyên bố cậu đã mắc phải ung thư trực tràng. Khi nghe tin, Xiao lẫn bố mẹ đều rất bàng hoàng bởi không lý nào mà cậu lại mắc căn bệnh đó ở độ tuổi trẻ thế này. Nhưng nguy hiểm hơn cả, chính cả nhà đã nhầm lẫn với bệnh trĩ khiến việc phát hiện bệnh rất trễ. Hiện giờ số phận của cậu không biết sẽ đi về đâu trước tình hình oái oăm này…
Ung thư trực tràng nguy hiểm thế nào?
Theo dữ liệu của Trung tâm Ung thư Chiết Giang công bố, tỷ lệ mắc ung thư trực tràng đang ngày một tăng mạnh với tốc độ 1,7% mỗi năm. Nó chỉ xếp sau ung thư phổi , ung thư vú và ung thư tuyến giáp. Trung bình cứ mỗi 1,5 phút là có 1 người được chẩn đoán là mắc ung thư trực tràng.

Ung thư trực tràng và bệnh trĩ đều có chung dấu hiệu là có máu trong phân sau khi đi đại tiện.
Ung thư trực tràng còn có tỷ lệ tử vong rất cao với 5 phút lại có 1 người tử vong vì nó. Do đó có thể nói, đây là một căn bệnh rất khủng khiếp nhưng nhiều người lại hay bỏ qua các triệu chứng ban đầu của nó. Bởi về cơ bản, dấu hiệu của bệnh trĩ và ung thư trực tràng giống nhau ở chỗ, nó cùng có máu trong phân khi đi đại tiện.
Ung thư trực tràng và bệnh trĩ khác nhau ở điểm gì?
Lý do tại sao nhiều bệnh nhân bị ung thư trực tràng nhưng lại không đi khám và điều trị sớm là do, họ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Dân gian Trung Quốc hay kháo nhau rằng, "10 người đàn ông thì 9 người bị trĩ" đã cho thấy sự phổ biến thế nào của căn bệnh này, nhất là dân văn phòng hay ngồi nhiều.
Sự khác biệt lớn nhất giữa ung thư trực tràng và bệnh trĩ là ở máu trong phân. Cụ thể, tuy cả hai cũng đều có hiện tượng xuất hiện máu trong phân nhưng máu do bệnh trĩ có màu đỏ tươi, còn máu do ung thư trực tràng lại có màu đỏ thẫm. Ngoài ra, máu trong phân do ung thư trực tràng thường có thêm dịch nhầy mà bệnh trĩ không xuất hiện.

Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư trực tràng sẽ có những thay đổi rõ ràng trong thói quen đại tiện, chẳng hạn như tăng tần suất đi tiêu, tăng mức độ đau bụng… Trong khi bệnh nhân trĩ nói chung hầu như không hề thay đổi thói quen hay giờ giấc đi đại tiện.
Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư trực tràng cũng xuất hiện nhiều triệu chứng như sụt cân , mệt mỏi và suy nhược. Nguyên nhân là do các khối u đã tiêu thụ đi năng lượng và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng, bệnh nhân cũng hay bị đau ở hậu môn – điều mà cậu bé Xiao nhầm tưởng là bệnh trĩ.
Tóm lại, dù là bệnh trĩ hay ung thư trực tràng thì mọi người cũng nên đi viện khám ngay nếu có triệu chứng. Bệnh phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi lại càng cao, đừng sợ ngại hay xấu hổ mà giấu bệnh, để rồi khi đã quá muộn thì hối cũng chẳng kịp.
Theo Tri thức trẻ

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 21 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 22 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.