Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con trật khớp háng, nhiều bố mẹ không biết

Thứ sáu, 08:03 13/12/2013 | Y tế

Lúc con nhỏ, mỗi lần cho con tiểu tiện, thấy bé ưỡn người khó chịu, chị Nguyệt thấy lạ nhưng cũng không để ý nhiều. Đến khi bé biết đi, nhìn con tập tễnh, chân trái yếu hẳn, anh chị mới đưa bé đi khám.

"Nghe bác sĩ nói con bị trật khớp háng bẩm sinh, cả hai vợ chồng ngơ ngác nhìn nhau, hoảng quá. Bọn mình còn chưa nghe đến tên bệnh bao giờ", chị Nguyệt (Mộc Châu, Sơn La) nói.

Đang chăm sóc con gái 21 tháng tuổi sau phẫu thuật tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương, chị Nguyệt cho biết, con gái chị sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Lúc con còn nhỏ, chị chỉ lăn tăn một chuyện là mỗi lần xi tè thì con cứ ưỡn người ra, kèm tiếng xương bên hông kêu lộc cộc. Tuy nhiên, bé hay ăn, chóng lớn, bụ bẫm hơn các bé khác, cũng chẳng bị bệnh nặng gì bao giờ nên vợ chồng chị không lo nghĩ nhiều hay đưa con đi khám.

Lúc con 12 tháng tuổi mà chưa biết đi, chị Nguyệt mượn chiếc xe tập đi bằng gỗ về thì thấy khi đẩy xe, chân trái bé hơi yếu. Nghĩ do con nặng cân (12 kg) nên chị không để ý nhiều. Tới 16 tháng, con gái đi đã vững nhưng nếu muốn bước nhanh hay chạy thì người nghiêng hẳn về một bên, chân trái đi cà nhắc. Lo lắng nhưng bận nhiều công việc nên tuần trước vợ chồng chị mới đưa cháu đi khám. Bé được kết luận bị trật khớp háng bẩm sinh và buộc phải mổ.

Con trật khớp háng, nhiều bố mẹ không biết 1
  Bé Hà Chi sau mổ lần thứ 3 tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: MT.

Đi khám khi đã 6 tuổi, bé Hà Chi (Thường Tín, Hà Nội) phải mổ tới 3 lần để chữa trật khớp háng bẩm sinh. Mẹ bé Chi cho biết, lúc con còn nhỏ, chị không thấy cháu có gì khác biệt so với các bé cùng tuổi. Lúc Chi biết đi, thấy cháu tập tễnh, mẹ nghĩ do con hơi yếu.

Sau đó, bé đi mẫu giáo, người lệch hẳn một bên, bạn bè hay nhìn ngó, chỉ chỏ. Chi còn dễ mất thăng bằng, hay vấp ngã. Tới tháng 4/2013, khi con chuẩn bị vào lớp 1, mẹ đưa bé đi khám mới phát hiện bị trật khớp háng bẩm sinh. Chi mổ lần đầu sau đó không lâu và mổ lần 2 vào hồi tháng 8. Tuy nhiên, sau khi tháo bột, chân Chi vẫn yếu, đi còn tập tễnh nên em phải phẫu thuật lần 3 và đang đợi hồi phục.

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh thường không được phát hiện sớm, dẫn tới việc điều trị khó khăn và kết quả kém thành công.

Khớp háng là bộ phận nâng đỡ toàn bộ phần chi dưới và chức năng vận động của cơ thể. Khi khớp háng không nằm đúng vị trí sẽ hạn chế khả năng đi lại, khiến trẻ đi tập tễnh, chân thấp chân cao. Ở nữ giới, bệnh này còn gây hạn chế khả năng sinh đẻ do làm lệch vẹo xương chậu.

Nguyên nhân gây trật khớp háng bẩm sinh hiện chưa được xác định. Bệnh có thể phát hiện khi trẻ nằm trong bụng mẹ, qua siêu âm thai hoặc ngay sau sinh, nhờ một số dấu hiệu như: trẻ khó giang hai đùi, việc thay tã cho bé khó khăn; khi bé nằm ngửa nếu gấp gối thì hai gối lệch, không bằng nhau; trẻ có nếp lằn bẹn ở bên bệnh rất dài, khác hẳn bên kia... Tuy nhiên, khi bị bệnh, trẻ thường không cảm thấy đau, không quấy khóc, nên nếu không để ý kỹ các khác biệt, bố mẹ sẽ khó phát hiện. Đa số gia đình thường chỉ đưa con đi khám sau khi bé biết đi, lúc thấy con đi tập tễnh, một chân yếu hẳn so với chân kia.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng cho hay, với bệnh này, việc phát hiện sớm có ý nghĩa quan trọng. Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, chỉ cần can thiệp phần mềm, kéo nắn, bó bột, mổ đơn giản là có thể thành công. Trẻ 12 tháng tuổi tới dưới 8 tuổi phải can thiệp phẫu thuật. Trường hợp từ 8 tuổi trở lên phải phẫu thuật phức tạp hơn nhiều, cắt ngang xương chậu kéo phần trên ra ngoài, đồng thời cắt ngắn xương đùi, khả năng bị chảy máu và nguy hiểm cao hơn, tỷ lệ phải mổ nhiều lần cũng lớn hơn trong khi khả năng thành công thấp hơn.

Theo ông Hưng, trước kia, để chữa trật khớp háng bẩm sinh, người ta thường mổ cắt xương chậu nhưng đường mổ dài, mất máu nhiều, bệnh nhân lâu phục hồi. Khắc phục nhược điểm này, hiện một số trung tâm chỉnh hình nhi khoa trên thế giới đã áp dụng cách ghép xương đồng loại để điều trị trật khớp háng bẩm sinh.

Là một trong số ít phẫu thuật viên của thế giới thực hiện phương pháp ghép xương đồng loại, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng cho biết, 79 ca được mổ bằng cách ghép xương mác đồng loại đã cho kết quả rất tốt. Với cách này, đường mổ ngắn hơn, không phải truyền máu trong và sau mổ, không bộc lộ cơ ở bản ngoài xương chậu nên không làm tổn thương đến cơ mông, giữ được sự toàn vẹn của xương chậu do không phải cắt, và không phải mổ lần thứ hai để rút bỏ đinh cố định mảnh ghép.

Công trình nghiên cứu về phương pháp mổ này của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng đã được công bố trên tạp chí chỉnh hình Mỹ tháng 6/2013 và báo cáo tại hội nghị chấn thương chỉnh hình châu Á Thái Bình Dương ở Ấn Độ tháng 10/2012.

Theo VnExpress

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 15 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top