Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công bố hai khóa học trực tuyến miễn phí về điều trị bệnh COVID-19

GiadinhNet - Văn phòng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã công bố hai khóa học trực tuyến bằng tiếng Việt, về chủ đề điều trị bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) gây ra.

Công bố hai khóa học trực tuyến miễn phí về điều trị bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Các khóa học được cung cấp miễn phí, cho phép tất cả mọi người có thể truy cập với mục đích tạo thuận lợi cho độc giả Việt Nam tiếp cận được các thông tin mới và các tài liệu khoa học có bằng chứng vững chắc về căn bệnh này.

Công bố hai khóa học trực tuyến miễn phí về điều trị bệnh COVID-19 - Ảnh 2.

Bóc tách hình ảnh 3D của COVID-19. (Ảnh: Mongodb)

KHÓA HỌC THỨ NHẤT: Đào tạo lâm sàng nhiễm trùng hô hấp cấp nặng, có thời lượng 10 giờ, bao gồm các nội dung về xử trí lâm sàng các bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp cấp nặng (SARI). 

Khóa học dành cho các bác sĩ lâm sàng làm việc trong các đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) và điều trị các bệnh nhân người lớn và trẻ em bị viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), sepsis và sốc nhiễm khuẩn (septic shock). 

SARI là một trong những tình trạng hay gặp ở bệnh nhân nhiễm các loại vi rút hô hấp mới nổi như cúm gà (H5N1, H7N9) và COVID-19 (https://openwho.org/c…/severe-acute-respiratory-infection-VI).

KHÓA HỌC THỨ HAI: Các virus hô hấp mới nổi, bao gồm COVID-19: phương pháp phát hiện, phòng ngừa, đáp ứng và kiểm soát, có thời lượng 3 giờ, dành cho những chuyên gia y tế công cộng, các nhà quản lý sự cố y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển. Khóa học sẽ ra mắt cuối tháng 3 này.

Cả hai khóa học đều có thể truy cập qua OpenWHO https://openwho.org/channels/covid-19-national-languages, một nền tảng trực tuyến cung cấp các khóa học cho những người làm việc hoặc chuẩn bị làm việc trong những tình huống khẩn cấp về y tế. Những khóa học liên quan đến COVID-19 bằng tiếng Anh có thể truy cập qua nền tảng trực tuyến này.

Cả hai khóa học bằng tiếng Việt nêu trên còn có thể truy cập qua nền tảng học y khoa trực tuyến IBSA eLearning for Health của Đại học Y dược Hải Phòng (HPMU). 

Nền tảng học y khoa trực tuyến này được xây dựng với sự tài trợ của chính phủ Ấn Độ, Brazil và Nam Phi cùng với tư vấn kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới.

PGS.BS Nguyễn Văn Hùng, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược Hải Phòng (HPMU), người rất tự hào được đóng góp vào xây dựng năng lực cho các cán bộ y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19, cho biết: "Nền tảng học y khoa trực tuyến IBSA – với sự tài trợ của chính phủ Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, cùng với giúp đỡ về kỹ thuật của Tổ Chức Y tế Thế giới – đã thành công trong việc thiết lập một cơ sở hạ tầng và kỹ năng của HPMU để xây dựng và phát triển phương pháp học trực tuyến, được dùng như là một cách đào tạo liên tục trong y khoa, giúp xóa bỏ các rào cản trong việc đào tạo cho các cơ sở y tế vùng xa. 

Mục đích của chúng tôi là tận dụng nền tảng có sẵn này để tiếp tục đóng góp vào cuộc chiến chống COVID-19. HPMU đã và đang cộng tác chặt chẽ với WHO để đưa ra các khóa đào tạo trực tuyến nhằm giải quyết các vấn đề của căn bệnh mới này"

M.Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 6 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 6 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 6 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 6 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Top