Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cộng đồng tham gia hiệu quả và bền vững vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

GiadinhNet - Góp phần vào thành công của công tác phòng, chống HIV/AIDS phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các tổ chức cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu và kết quả bền vững trong hoạt động này, việc tuyển chọn các đồng đẳng viên, xây dựng các tổ chức dựa vào cộng đồng là rất cần thiết. Hơn ai hết, đội ngũ đồng đẳng viên chính là lực lượng quan trọng, có cùng cảnh ngộ, am hiểu và dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng cần can thiệp của dự án nhất.


Tiếp cận viên lấy mẫu máu xét nghiệm HIV  tại cộng đồng. Ảnh: T.L

Tiếp cận viên lấy mẫu máu xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Ảnh: T.L

Những thành quả, nỗ lực của toàn dự án

Năm 2009, VUSTA đã huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, của các chuyên gia xây dựng Đề xuất Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam. Đề xuất đã được Quỹ Toàn cầu chấp thuận với tư cách là đơn vị tiếp nhận tài trợ phụ của Bộ Y tế triển khai dự án ở 10 tỉnh với tổng kinh phí 16,7 triệu USD cho giai đoạn 2011 – 2015.

Từ năm 2011 - 2014, Dự án Quỹ Toàn cầu thành phần VUSTA đã triển khai tại 10 tỉnh, thành phố là: Bắc Cạn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long và Cần Thơ. VUSTA cũng đã huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc đóng góp xây dựng Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Báo cáo giữa kỳ về tiến độ thực hiện “10 mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS” tại Việt Nam năm 2012 (Thực hiện Tuyên bố Chính trị 2011 về HIV/AIDS), Báo cáo Quốc gia về tiến độ chương trình AIDS toàn cầu giai đoạn 2012 - 2013, Ngoài ra, VUSTA còn chủ động xây dựng Chiến lược tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS và nhiều chính sách, văn bản liên quan đến người nhiễm HIV và các nhóm chính, góp phần tăng cường năng lực cho người nhiễm HIV và các nhóm chính về chính sách và các văn bản, thủ tục pháp luật có liên quan đến HIV/AIDS.

Với những nỗ lực và hiệu quả trong việc triển khai Dự án giai đoạn 2011- 2014, Dự án thành phần VUSTA đã được Chính phủ, Bộ Y tế và Quỹ Toàn cầu công nhận, cộng đồng đánh giá cao. Tháng 8/2014, VUSTA tiếp tục đại diện các tổ chức xã hội xây dựng đề xuất dự án giai đoạn 2015 – 2017 gửi Quỹ Toàn cầu và đã được Quỹ Toàn cầu chấp nhận với địa bàn triển khai được mở rộng ra 15 tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa và tổng kinh phí cho giai đoạn này là 6,94 triệu USD bao gồm vốn ODA và vốn đối ứng bằng hiện vật của Chính phủ Việt Nam.

Tiếp nối và phát huy những hoạt động hiệu quả, tính đến hết ngày 20 tháng 6 năm 2017, toàn Dự án đã tuyển chọn được 1.383 tiếp cận viên làm việc trong 99 tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV các nhóm chính của Dự án.

Đẩy mạnh tập huấn, đào tạo kỹ năng tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng

Song song với việc xây dựng các tổ chức cộng đồng, tuyển chọn tiếp cận viên, việc đào tạo, nâng cao kỹ năng tiếp cận khách hàng, truyền thông thay đổi hành vi, cung cấp dịch vụ giảm hại đã được các đơn vị nhận viện trợ phụ chú trọng thực hiện.

Năm 2017, các đơn vị này không có hoạt động đào tạo chính thức nào được thực hiện vì không có dòng ngân sách. Tuy vậy, thông qua hoạt động giám sát định kỳ của các cán bộ Dự án và sự giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh và một số trung tâm y tế huyện, các tiếp cận viên tại các nhóm có thể nhận được kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và một số bệnh khác như viêm gan B, C, hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và được cập nhật những thông tin về chính sách liên quan, như bảo hiểm y tế, chính sách liên quan tới giảm hại, hoặc hướng dẫn báo cáo, quản lý hồ sơ, vật phẩm... Kết quả ban đầu, tất cả các tiếp cận viên mới có kiến thức và tự tin triển khai hoạt động.

Để mở rộng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng trong các tỉnh dự án, tính đến hết tháng 6/2017, đã có 4 khóa tập huấn “Kỹ năng tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng” được thực hiện tại Hải Phòng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 121 học viên. Sau các khóa tập huấn, tất cả học viên đều đạt kết quả theo yêu cầu, đủ khả năng để tư vấn và thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV ban đầu tại cộng đồng. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng cũng được đẩy mạnh từ tháng 7-9/2017, sau khi các tổ chức cộng đồng nhận được sinh phẩm xét nghiệm HIV từ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố. Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức về dự phòng và các kiến thức liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, VUSTA cũng đã tổ chức một khóa đào tạo các kỹ năng phát triển tổ chức cho 35 học viên của hai mạng lưới mới thành lập là Mạng lưới người chuyển giới và Mạng lưới các nhóm đích trẻ.

Không chỉ phát triển hệ thống cộng đồng thông qua việc xây dựng các tổ chức cộng đồng tại 15 tỉnh dự án, việc đầu tư, hỗ trợ sự phát triển của mạng lưới các nhóm dễ bị tổn thương cũng được chú trọng. Hoạt động này nhằm góp phần tạo sức lan tỏa, khuyến khích các tổ chức cộng đồng trong cùng một mạng lưới cùng nhau đoàn kết, phát triển và duy trì một cách bền vững. Năm 2017, Dự án đã hỗ trợ cho 4 mạng lưới gồm: Mạng lưới người sử dụng ma túy, Mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới - người chuyển giới, Mạng lưới người bán dâm Việt Nam và Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam.

Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, từ nhiều năm nay, Bộ Y tế và các cơ quan của Nhà nước luôn đánh giá cao sự đóng góp có hiệu quả của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam, điều đó đã được thể hiện trong các báo cáo Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS. Các tổ chức xã hội và cộng đồng đã xây dựng được những đề xuất dự án tốt thu hút sự chú ý và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng đã cam kết phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả cho Dự án VUSTA – Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.

Bà Đỗ Thị Vân, Giám đốc Dự án VUSTA cho biết, để tạo môi trường thuận lợi về mặt pháp lý cho các nhóm chính tiếp cận các dịch vụ y tế và sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Dự án sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động vận động chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được thành lập, hoạt động và tiếp cận với nguồn ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhóm chính tiếp cận các dịch vụ y tế thông qua chính sách bảo hiểm y tế; nâng cao kiến thức về pháp lý, cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các nhóm chính.

Dự án “Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS” với mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong thực hiện Luật phòng chống HIV/AIDS và Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư xuống dưới 0,3% vào năm 2020, góp phần thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) và 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp) và giảm các tác động của dịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hàng năm, dự án cũng khuyến khích các mạng lưới tự viết đề xuất thực hiện các hoạt động hữu ích cho cộng đồng của họ. Các mạng lưới sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động trên để đi hỗ trợ kỹ thuật các tổ chức cộng đồng mới thành lập và thành lập thêm các tổ chức cộng đồng ở địa bàn trống cho mạng lưới mình. Trong năm 2017, với nguồn ngân sách phê duyệt, dự án đã hỗ trợ 4 đề xuất/sáng kiến cho 4 mạng lưới với chất lượng kỹ thuật được kiểm duyệt và đánh giá kỹ lưỡng bởi lãnh đạo Ban Quản lý Dự án VUSTA, các cán bộ phụ trách kỹ thuật. Trong đó, các đề xuất bao gồm: Chiến dịch “Love your body – be yourself” (Hãy yêu bạn, hãy là chính mình) - sáng kiến nâng cao cơ hội chăm sóc sức khỏe tình dục và tiếp cận HIV/AIDS của Mạng lưới nam quan hệ tình dục đồng giới - người chuyển giới; tổ chức hoạt động tham vấn cộng đồng cho Mạng lưới các nhóm đích trẻ của người sống với HIV Việt Nam; tập huấn 5 ngày cho Ban hỗ trợ kỹ thuật và thành viên nòng cốt của Mạng lưới người sử dụng ma túy và khảo sát về những rào cản, khó khăn trong thủ tục làm giấy tờ tùy thân và tiếp cận dịch vụ sức khỏe cho người lao động tình dục tại Việt Nam của Mạng lưới người bán dâm Việt Nam.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 5 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top