Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới: Tập trung giải quyết 3 vấn đề cấp bách

Thứ năm, 08:22 19/01/2017 | Y tế

GiadinhNet - Năm 2017, kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm nhiều, đặc biệt là tiền mua thuốc kháng virus từ nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, các địa phương cần phải bảo đảm 100% số người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, hiện nay số người nhiễm HIV có thẻ BHYT mới đạt tỷ lệ hơn 40%.

Tư vấn cho bệnh nhân HIV điều trị bằng ARV. Ảnh minh họa
Tư vấn cho bệnh nhân HIV điều trị bằng ARV. Ảnh minh họa

Những thách thức

Hiện cả nước đã phát hiện hơn 220.000 người nhiễm HIV, trong đó khoảng 50% số người bệnh đang điều trị thuốc kháng virus (ARV). Số thuốc này được cấp miễn phí cho người bệnh bằng nguồn kinh phí tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế giảm dần và sẽ hết sau năm 2018. Đây là thách thức lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Để giải quyết thách thức này, chúng ta bắt đầu phải chuyển sang nguồn sử dụng BHYT. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên còn rất nhiều vướng mắc cần phải tập trung giải quyết.

Hiện nay có 3 vấn đề chính, trọng tâm mà Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang tập trung giải quyết. Thứ nhất: Nỗ lực để người nhiễm HIV có thẻ BHYT tăng nhanh. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS hiện đang có thẻ BHYT đang ở mức tương đối thấp. Trung bình trên toàn quốc tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT mới chỉ chiếm 40%, bằng 1/2 so với tỷ lệ tham gia BHYT chung cả nước. Thứ hai, nhanh chóng kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS. Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng gần 400 các phòng khám, điều trị HIV/AIDS. "Từ trước đến nay, các phòng khám này là do các nguồn viện trợ nước ngoài hỗ trợ, do đó khi nguồn viện trợ đang giảm mạnh, chúng ta phải kiện toàn, lồng ghép vào các cơ sở y tế nhằm đáp ứng được các yêu cầu cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS để ký hợp đồng với các cơ quan BHYT. Việc này vẫn đang còn nhiều khó khăn cần giải quyết”, đại diện Bộ Y tế cho hay. Thứ ba, cần tập trung giải quyết việc mua thuốc ARV và thanh toán ARV bằng nguồn BHYT. Đây là việc chưa có trong tiền lệ, vì vậy còn rất nhiều việc đang phải tháo gỡ.

Rào cản đối với những người nhiễm HIV/AIDS

Trên thực tế, người nhiễm HIV còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc khi tham gia BHYT. Do phần lớn người nhiễm HIV là lao động tự do, không đủ giấy tờ cá nhân pháp lý như hộ khẩu, chứng minh nhân dân để tham gia BHYT. Việc mua BHYT theo hộ gia đình cũng là một trong những khó khăn, vì phần lớn những người trong các gia đình này đều nghèo.

Bên cạnh đó, nhiều người sau khi ra khỏi Trung tâm giáo dục chữa bệnh lo sợ bị kỳ thị cho nên không dám về địa phương, đi tìm việc nhiều nơi, không đăng ký tạm trú hoặc thường trú; thường xuyên thay đổi chỗ ở, sống lang bạt, thậm chí họ không có cả chứng minh nhân dân. Đây là rào cản cơ bản khiến người nhiễm HIV khó tiếp cận BHYT.

Một lý do khiến nhiều người nhiễm HIV chưa sẵn sàng mua thẻ BHYT nữa là do còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các dự án. Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, gây cản trở cho người có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng thẻ BHYT...

Tích cực tháo gỡ

PGS. TS Nguyễn Hoàng Long cho biết: “Thời gian qua, ngành Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan đã rất trăn trở, tích cực tháo gỡ những rào cản. Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc trao đổi với người nhiễm HIV, cộng đồng người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS để tìm ra những rào cản khi người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận sử dụng BHYT, nhiều người chưa có thông tin đầy đủ về sự cần thiết, cũng như làm thế nào để tham gia BHYT, nên trong thời gian vừa qua chúng tôi đã tích cực truyền thông. Từ năm 2015, chúng tôi đã phổ biến tất cả thông tin liên quan đến BHYT cho những người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại các phòng khám về sự cấp bách, cần thiết và làm thế nào để tham gia BHYT, quyền lợi khi tham gia”.

Ngoài thông tin trực tiếp thì ngành Y tế cũng tăng cường truyền thông đại chúng thông qua đài, báo, kênh truyền hình đại chúng để phổ biến rộng rãi, đặc biệt là những người nhiễm HIV. Đồng thời, tích cực truyền thông cho gia đình người nhiễm, cho xã hội để họ có những tác động, vận động những người nhiễm HIV chưa tham gia BHYT.

Liên quan đến vấn đề lộ danh tính khi tham gia BHYT khiến nhiều người nhiễm HIV/AIDS lo ngại, PGS. TS Nguyễn Hoàng Long cho hay: Vì người nhiễm khi tham gia BHYT cần phải có thông tin chính xác, tên, địa chỉ… Tuy nhiên, những người nhiễm HIV/AIDS không cần phải lo ngại chuyện này, vì các thông tin này chỉ lưu hành tại các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan đến BHYT. Các thông tin được bảo mật chặt chẽ, tuân thủ theo quy định, bảo đảm bí mật thông tin cho người nhiễm HIV/AIDS.

Về việc Luật BHYT vẫn quy định phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, thời gian gần đây có nhiều người băn khoăn về quy định này, trong đó có những người nhiễm HIV/AIDS nên Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thêm về tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhưng không nhất thiết tất cả các thành viên trong một gia đình phải tham gia cùng một thời điểm, nên chúng ta vẫn có cơ chế để hỗ trợ những người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT theo từng cá nhân và từng bước tiến đến hộ gia đình.

Nỗ lực tăng tỉ lệ thẻ BHYT cho người nhiễm HIV

Để bảo đảm, duy trì các kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt đại dịch AIDS và đạt được các mục tiêu đã cam kết trong công tác này, tại cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, UBND các tỉnh bảo đảm 100% số người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT.

Ngành Y tế hiện đang tìm các giải pháp thích hợp để tăng tỉ lệ người nhiễm HIV có BHYT. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Ngành sẽ tăng cường công tác truyền thông, vận động để người nhiễm HIV tự nguyện mua BHYT. Những hộ không có điều kiện kinh tế để mua cả gia đình sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh công tác kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS, thúc đẩy nhanh việc mua thuốc ARV nguồn BHYT và có cơ chế thanh toán phù hợp. Đặc biệt, Bộ Y tế sẽ phải mua thuốc ARV càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế tại các trung tâm y tế, bệnh viện các tuyến có chức năng khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS. Cán bộ y tế phải hiểu, thông cảm và đồng cảm với người nhiễm. Quy định về giấy tờ, hồ sơ phải được mã hóa, bảo đảm tính bảo mật. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh nhiễm HIV/AIDS phải vượt qua được sự kỳ thị, bởi đây là cuộc chiến đấu lâu dài, cho nên không thể giấu suốt đời.

Việt Nam đang hướng tới lộ trình BHYT toàn dân, chủ trương của Nhà nước trong bối cảnh viện phí tăng tính đúng, tính đủ. Bảo hiểm là “cứu cánh” đối với mỗi bệnh nhân khi vào viện, nếu tính đủ chi phí có thể lên tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu. Do đó, nếu không tham gia BHYT, nhiều gia đình có thể trở thành hộ nghèo. Và với người nhiễm HIV/AIDS thì việc tham gia BHYT lại càng cần thiết hơn.

Phong Điệp

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 2 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 4 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 4 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Top