Công tác DS-KHHGĐ ở địa phương 6 tháng đầu năm 2012: Chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết
GiadinhNet - Nhìn lại công tác DS-KHHGĐ 6 tháng đầu năm 2012, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhiều kết quả không như mong muốn.
![]() |
Một buổi ra quân tuyên truyền dân số, KHHGĐ tại Hà Nam.
Ảnh: Thanh Hội |
Kết quả 6 tháng đầu năm của ngành Dân số vừa được đưa ra tại Hội thảo các chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ năm 2012 với 31 tỉnh, thành phía Bắc tham gia đã phần nào cho thấy được bức tranh chung về công tác DS-KHHGĐ.
Những khó khăn, bất cập nổi bật đã được lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chỉ rõ. Để khắc phục những khó khăn đó, nhiều tỉnh đã có những giải pháp để cố gắng hoàn thành chỉ tiêu được giao. Một số kinh nghiệm, giải pháp đã được các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam…chia sẻ tại Hội thảo. Ông Trần Trung Kiên – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định cho biết, Chi cục đã chủ động vay kinh phí của địa phương để làm truyền thông, chủ động liên hệ với các công ty dược trên địa bàn để mua nợ thuốc làm Chiến dịch. Cùng với cách làm của Nam Định, một số tỉnh khác như Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc… cũng mượn nguồn ngân sách khác trên địa bàn để hoạt động. Bà Nguyễn Thị Huê – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thái Bình cho biết thêm: “Ngay từ đầu năm chúng tôi đã vận động được các huyện cho mượn ngân sách để thực hiện các chương trình công tác của dân số; đồng thời các huyện cũng hỗ trợ thêm cho công tác dân số trên địa bàn từ 50 – 150 triệu đồng”.
Dù là tỉnh tuyển cán bộ công tác dân số về làm viên chức tại trạm y tế xã muộn hơn các tỉnh khác, nhưng Nghệ An được đánh giá là có cách làm và lộ trình tham mưu rất tốt. Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An cho hay, để kiện toàn, củng cố bộ máy cơ sở, Chi cục DS-KHHGĐ đã tham khảo các cách làm của các tỉnh đồng thời vận động và lấy ý kiến của hai ngành quan trọng liên quan đến công tác này là Sở Nội vụ và Sở Tài chính. Thông qua các kênh truyền thông vận động, hội thảo, hội nghị, Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An đã đưa ra các vấn đề nóng của công tác dân số như tăng mức sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh,… để các cấp, các ngành thấy được để giải quyết được vấn đề này cần có chính sách và bộ máy tổ chức đi kèm. Bên cạnh đó, ngành dân số Nghệ An đã tạo sự đồng thuận qua việc vận động Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, vận động các cử tri, đại biểu các huyện, lãnh đạo các cấp, các ngành để vào cuộc tạo sự đồng thuận.
“Thành công của ngành dân số Nghệ An là kỳ họp HĐND vừa qua 2/11 Nghị quyết được ban hành là về công tác dân số. Một nghị quyết là tuyển dụng cán bộ chuyên trách và một nghị quyết về chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Trong đó có cả chế độ động viên khuyến khích, chế tài xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Chế độ của tỉnh hỗ trợ thêm cho 7.000 CTV dân số đã được đưa vào Nghị quyết, tương đương với 40 tỉ đồng” – bà Hoa phấn chấn nói.
Cùng với việc chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thách thức, các tỉnh, thành phố cũng đề cập đến những khó khăn cần tháo gỡ. Trong đó vấn đề nóng vẫn là ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Theo bà Hồ Xuân – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh thì đây là địa phương có nhiều làng nghề nên nhiều người có thu nhập cao. Tuy nhiên với nhận thức chưa cao nên nhiều người dân khao khát và tìm mọi cách sinh con trai “để thừa kế, để giữ được đất được nhà”. Bên cạnh đó, bà Xuân cũng phản ánh việc đảng viên sinh con thứ 3 thời gian qua đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Về vấn đề này, ông Trần Trung Kiên cũng chia sẻ: “Lâu nay người ta vẫn nghĩ “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” nên thấy một số đảng viên sinh con thứ 3, người dân cũng theo”. Nói thêm về việc tỉ số giới tính khi sinh của Nam Định có xu hướng tăng cao, ông Kiên cho hay hiện nay số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, độ tuổi kết hôn ở Nam Định tăng nên việc ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh càng gặp nhiều khó khăn.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các địa phương, TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ ghi nhận và những cố gắng của các cán bộ dân số cơ sở trong 6 tháng đầu năm đầy khó khăn. TS Dương Quốc Trọng cho biết, Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011- 2020 đã đề ra, đòi hỏi công tác DS-KHHGĐ phải thay đổi về tư duy và phương pháp thực hiện. Theo đó, phải hết sức lưu ý về cơ cấu dân số và chất lượng dân số, ngành dân số không chỉ lo về KHHGĐ, tỉ suất sinh, các biện pháp tránh thai mà phải chú ý hơn nữa đến tỉ số giới tính khi sinh, chú ý hơn nữa đến nâng cao chất lượng dân số như tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Tư vấn cho các bà mẹ và gia đình chấp nhận lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh để thực hiện sàng lọc sơ sinh...
“Hiện nay kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đã bắt đầu về tới các địa phương, đề nghị các Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, các chương trình công tác đặt ra trong năm 2012 này, lưu ý các chỉ tiêu pháp lệnh như tỉ suất sinh, tỉ số giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Cố gắng kiện toàn tổ chức bộ máy, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho” – TS Dương Quốc Trọng nói.
“Hệ thống dân số có rất nhiều đặc điểm, trong đó có đặc điểm là thân tình, gắn bó, năng lực tuyên truyền vận động đã tốt rồi nhưng vẫn cần phải làm tốt hơn. Đặc biệt là năng lực lắng nghe để tổng hợp thông tin, phân tích vấn đề, khái quát hóa vấn đề. Tất cả những năng lực đó sẽ giúp cán bộ làm công tác dân số nâng cao được năng lực vận động, tiếp cận, cung cấp thông tin tạo sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo, các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh hơn nữa để đưa cuộc vận động về công tác dân số trở thành ý Đảng, lòng dân. Tuyên truyền để người dân hiểu về ý nghĩa quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng giống nòi”. TS Dương Quốc Trọng
Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
“Chúng tôi huy động nguồn ngân sách địa phương và bỏ tiền cá nhân để hỗ trợ Ban dân số xã thực hiện các chương trình dân số ở cơ sở do đó kết quả 6 tháng đầu năm dù số sinh cao nhưng tỉ lệ sinh và tỉ số giới tính khi sinh có xu hướng giảm”.
Ông Văn Tất Phẩm
PGĐ Sở Y tế Hà Nam
“Công tác dân số gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn hoàn thành được nhờ sự nỗ lực tuyệt vời của cán bộ cơ sở. Từ những công văn, văn bản hướng dẫn của Tổng cục DS-KHHGĐ cùng việc tham khảo học tập mô hình tổ chức cán bộ của Hà Nội, Thái Bình đã tham mưu với lãnh đạo tỉnh đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, cán bộ công tác do Trung tâm quản lý biệt phái làm việc tại UBND xã”.
Bà Nguyễn Thị Huê PGĐ Sở Y tế Thái Bình
“Khi 2 Nghị quyết về công tác dân số được HĐND thông qua, chúng tôi thấy niềm vui vỡ oà. Đây chính là sự ghi nhận công sức của anh em làm công tác dân số ở cơ sở cùng với sự đồng tâm hiệp lực cùng vào cuộc của các ban, ngành khác. Chúng tôi thấy thành công của mình là công tác DS được các ban, ngành khác coi như là việc của chính mình”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa
PGĐ Sở Y tế Nghệ An
“Nam Định là một tỉnh có nhiều khó khăn nên khi kinh phí hoạt động chậm láij càng khó khăn hơn. CTV dân số Nam Định cũng là một trong số ít các tỉnh không có thêm phụ cấp nào ngoài 50.000 đồng/tháng của chương trình mục tiêu. Tuy nhiên, chúng tôi động viên các cán bộ, CTV dân số cùng chia sẻ khó khăn, đồng hành để hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Ông Trần Trung Kiên
PGĐ Sở Y tế Nam Định |

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.