Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ tại Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình (1): Phát huy tính chủ động

Thứ tư, 08:14 20/04/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ vừa làm việc tại một số địa phương thuộc khu vực Bắc Trung bộ.

 
Tuần qua, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục làm Trưởng đoàn đã có chuyến làm việc tại một số địa phương thuộc khu vực Bắc Trung bộ. Báo cáo từ các địa phương này cho thấy, ngành dân số đang ráo riết triển khai các mô hình để thực hiện mục tiêu giảm sinh.

Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm hàng năm, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng lên, nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số đang được áp dụng hiệu quả, công tác vận động được nguồn lực được chú trọng... Đó là tín hiệu đáng mừng từ các địa phương được ghi nhận từ chuyến công tác này.

Tín hiệu đáng mừng từ cơ sở

Kết quả đầu tiên có thể thấy rõ tại 3 tỉnh là nỗ lực giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số trong thời gian qua. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 đều giảm, các chỉ tiêu khác cũng đạt và vượt kế hoạch do Trung ương và tỉnh giao.
 

Các địa phương đang rốt ráo triển khai Chiến dịch đợt 1 nhằm hạ mức sinh. Ảnh: PV

Mặc dù chưa có nguồn kinh phí từ Trung ương nhưng ngay sau Tết Nguyên đán, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng triển khai Chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng đông dân, có mức sinh cao. Kết thúc đợt 1 (ngày 5/4), kết quả Chiến dịch tại Thừa Thiên Huế đã đạt gần 80% kế hoạch; nhiều xã, phường đã đạt và vượt 100% kế hoạch đề ra. Tại Quảng Trị, tính đến thời điểm này, trong tổng số 45 xã triển khai Chiến dịch đợt 1 đã có 30 xã đã triển khai xong. Kết quả về các biện pháp trong gói dịch vụ KHHGĐ đã đạt từ 35-60%.

Công tác đổi sổ ghi chép hộ gia đình tại 3 tỉnh đã theo đúng tiến độ của Tổng cục DS-KHHGĐ quy định. Đến nay, Quảng Bình đang tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách xã; Quảng Trị đã hoàn thành việc tổ chức tập huấn, vẽ sơ đồ lập bảng kê và thu thập thông tin thực tế. Còn tại Thừa Thiên Huế, 70% số xã đã hoàn thành xong công tác này. Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh và các Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thành phố còn tích cực đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát để triển khai nội dung này tốt hơn.

Đến nay, việc thực hiện tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp tại cả 3 tỉnh về cơ bản đã ổn định và tiếp tục được kiện toàn, củng cố. Cùng với Hà Nội, Bình Phước, Gia Lai, Quảng Trị là tỉnh duy nhất ở miền Trung đã áp dụng mô hình Trung tâm DS - KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện và đang ngày càng phát huy hiệu quả. Trung bình ở Huế và Quảng Trị, mỗi Trung tâm DS-KHHGĐ được giao chỉ tiêu biên chế 6 người. Tại Quảng Bình, số biên chế cho mỗi Trung tâm chỉ có 4 người. Bên cạnh đó, từ 1/1/2011, 94/141 cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị được tuyển thành viên chức của Trạm Y tế xã, phường. 70% số cộng tác viên dân số cơ sở tại tỉnh này còn kiêm nhiệm thêm cán bộ y tế thôn bản. Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyển được 79/152 cán bộ chuyên trách dân số vào viên chức của Trạm Y tế.
 

Đoàn công tác của Tổng cục DS- KHHGĐ làm việc tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thu

 
Tích cực hỗ trợ nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ
 

Tại Quảng Bình, tổng số các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trong năm 2010 đạt 101,68% kế hoạch. Tỷ lệ này tại Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế lần lượt là 98% và 101,3% kế hoạch. Quý 1/2011, tỷ lệ sinh con thứ 3 của Quảng Trị đã giảm 0,85% so với cùng kỳ năm trước, tại Huế, con số này đạt 18,1%, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong năm 2011, dù ngân sách hạn hẹp nhưng 3 tỉnh Bắc Trung bộ đã có sự tích cực trong việc vận động nguồn lực cho công tác DS - KHHGĐ. Từ đây, nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số đang triển khai tại địa bàn được mở rộng. Cụ thể, năm 2011, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ hơn 5,5 tỷ đồng cho công tác DS-KHHGĐ. Với nguồn ngân sách địa phương đã hỗ trợ triển khai Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 100% huyện và 80% xã, dự kiến con số này sẽ được tiếp tục nâng cao. Hay mô hình "Đội truyền thông lưu động" đã đi trước một bước so với đội lưu động thuộc Đề án 52. Thêm vào đó, ngoài 200.000 đồng hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 200.000 đồng cho mỗi ca đình sản tại địa phương. Trong Chiến dịch đợt 1/2011, các huyện, thành phố, xã, phường cũng trích một phần kinh phí hỗ trợ cho Chiến dịch.

Tại Quảng Bình, ngoài 200.000 đồng cho một cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ vùng miền núi và 150.000 đồng ở khu vực đồng bằng, tỉnh hỗ trợ thêm 0,8 mức lương tối thiểu (0,8 x 730.000 = 584.000 đồng) cho các đối tượng này.

Theo ông Hồ Minh Tuấn,  Phó Giám đốc Sở Tài chính - Thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị, ngoài việc hỗ trợ 2 tỷ đồng/năm trích trả lương cho CBCT dân số xã, nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác dân số tại tỉnh khoảng 14 tỷ trong 5 năm để thực hiện các chính sách khuyến khích và một số nhiệm vụ khác như bù giá chênh lệch giữa định mức do Trung ương quy định và thực tế của địa phương về dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ. Cụ thể: Mỗi trường hợp đình sản hỗ trợ thêm 400.000 đồng, điều trị phụ khoa là 15.000 đồng. Như vậy, tính trung bình, mỗi người dân Quảng Trị được hỗ trợ 5.000 đồng/năm từ ngân sách tuyến tỉnh cho công tác dân số.

Ngoài chế độ được hưởng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia DS- KHHGĐ, tại Quảng Trị, cộng tác viên dân số thôn bản, khu phố được ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 50.000 đồng/người/tháng và hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện. Tại Huế, mỗi cộng tác viên được tỉnh hỗ trợ thêm 0,2 mức lương tối thiểu (0,2 x 730.000 = 146.000 đồng). Cán bộ chuyên trách đạt chuẩn nhưng chưa có bằng, đang được ký hợp đồng được hưởng 1,18 mức lương tối thiểu.

(Còn nữa)

 Võ Thu

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Top