Cứ sau 6 tiếng lại mất trí nhớ, người đàn ông phải làm một việc để biết mình đã từng làm gì, hối tiếc lớn nhất vẫn là chuyện với con trai
Mặc dù đã có thể vận động và nói chuyện trở lại nhưng trí nhớ là thứ mà anh vẫn đang tìm kiếm.

Người đàn ông cứ 6 tiếng lại mất trí nhớ
Mới nghe qua nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bộ phim 50 First Dates. Trong phim, cô nàng Lucy (Drew Barrymore thủ vai) bị chứng mất trí nhớ ngược dòng sau một tai nạn xe hơi và mọi thứ đều được gột sạch trong tâm trí của cô sau mỗi đêm ngủ dậy. Ngày nào đối với cô cũng là ngày Chủ nhật năm ngoái - ngày cô vĩnh viễn mất đi một phần trí nhớ của mình.
Nhưng trường hợp được nhắc tới ở đây là Daniel Schmidt, người chỉ có trí nhớ trong 6 tiếng chứ không phải 1 ngày.

Daniel Schmidt, người chỉ có trí nhớ trong 6 tiếng chứ không phải 1 ngày.
Là nạn nhân trong một vụ tai nạn thảm khốc năm 2015, Daniel Schmidt may mắn sống sót nhưng hệ luỵ sau đó là anh sẽ quên hết mọi việc sau một giấc ngủ. Rời giường bệnh, anh không còn nhận ra bạn bè và không có cảm giác thân thiết với họ.
Daniel Schmidt đã trải qua liệu pháp vật lý trị liệu và ngôn ngữ trị liệu chuyên sâu để giúp anh trở lại cuộc sống cũ. Mặc dù đã có thể vận động và nói chuyện trở lại nhưng trí nhớ là thứ mà anh vẫn đang tìm kiếm. Anh được chẩn đoán mắc chứng quên thuận chiều (Anterograde amnesia). Chính xác, anh chỉ có thể nhớ mọi thứ trong 6 tiếng đồng hồ.
Ngay cả với người bạn gái đã có với mình một đứa con hơn hai năm trước, việc kết nối cũng không dễ dàng với Daniel. Nhiều nhất ba ngày là anh phải tiếp xúc với cô ấy, cần nghe giọng nói, nhưng tốt nhất là gặp trực tiếp, nếu không sẽ như lần đầu thấy nhau.


Nhiều nhất ba ngày là anh phải tiếp xúc với bạn gái. Anh cần nghe giọng nói của cô ấy, nhưng tốt nhất là gặp trực tiếp, nếu không sẽ như lần đầu thấy nhau.
Daniel phải viết danh sách dài và chi tiết những việc quan trọng để ngày hôm sau biết mình đã từng làm gì. Muốn hình thành ký ức dài hạn về các công việc này, anh cần lặp lại chúng hàng ngày, trong quãng thời gian dài.
Hối tiếc lớn nhất của Daniel là không thể nhớ khoảnh khắc con trai chào đời. Điều này thực sự khiến anh đau lòng. "Tôi không thể nhớ được ngày sinh của con trai mình, và điều đó thực sự kinh khủng", anh nói.
Dù học cách sống chung, nhưng Daniel thừa nhận có những ngày thấy rất khó khăn. Thỉnh thoảng, anh phải đối mặt với chứng trầm cảm. Anh cũng rất hy vọng một ngày nào đó trí nhớ sẽ phục hồi, nhưng theo chuyên gia y tế, việc đó vô cùng khó.

Daniel phải viết danh sách dài và chi tiết những việc quan trọng để ngày hôm sau biết mình đã từng làm gì.
Nadine Nieman, đạo diễn bộ phim tài liệu về Daniel cho biết, đoàn làm phim phải quay hai ngày liên tiếp để nhân vật chính nhớ họ. Nếu quay lại sau hai tuần, Daniel sẽ không nhận ra ai.
"Chúng tôi luôn nói chuyện với anh ấy một ngày trước khi bấm máy. Giọng nói sẽ tạo ra sự quen thuộc. Ngoài ra, anh ấy cũng treo một bức ảnh của chúng tôi trong nhà bếp", đạo diễn Nadine Nieman, nói.
Mắc chứng quên thuận chiều (Anterograde amnesia), người bệnh không thể hình thành ký ức mới
Chứng hay quên anterograde là quên do mất khả năng ghi nhận, những sự việc xảy ra ngay sau một sự kiện đặc biệt như chấn thương đầu, rối loạn hoạt động não, hoặc do tác dụng của các chất ma tuý.
Bệnh nhân bị chứng quên thuận chiều thường mất khả năng tạo ra những ký ức mới. Tức là không có khả năng ghi nhớ thông tin mới, nhiều người cũng gặp khó khăn với những ký ức dài hạn. Nó ảnh hưởng đến quá trình xử lý trí nhớ ngắn hạn của người đó, có nghĩa là họ có thể quên người mà họ mới gặp, số điện thoại hoặc một thay đổi mới trong thói quen - ví dụ như một công việc.
Điều này khác với các triệu chứng của chứng hay quên ngược dòng hay quên ngược chiều (Retrograde amnesia) - nơi mọi người quên thông tin họ đã biết trước khi mất trí nhớ.
Mất trí nhớ không ảnh hưởng đến đến trí thông minh, tính cách hay phán đoán của một người, mà chỉ là sự mất trí nhớ đơn thuần và không có rối loạn chức năng nhận thức khác.
Hiện tại không có phương pháp chữa trị chứng hay quên, nhưng có những phương pháp điều trị tập trung vào việc kiểm soát tình trạng bệnh, chẳng hạn như liệu pháp vận động và rèn luyện trí nhớ.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 phút trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 12 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 15 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 16 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.