Hà Nội
23°C / 22-25°C

2 loại nước được giới chuyên gia mệnh danh là "sát thủ" làm tổn thương thực quản, có thể trực tiếp kích thích sự phát triển của tế bào ung thư

Thứ sáu, 15:28 15/10/2021 | Sống khỏe

Uống nhiều nước tuy rất tốt nhưng việc lựa chọn loại nước nào để sử dụng cũng vô cùng quan trọng.

Nước là cội nguồn của sự sống, 3 từ "uống nhiều nước" từ lâu đã trở thành lời khuyên quen thuộc của các bác sĩ đối với bệnh nhân. Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho làn da, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng kinh, đau dạ dày, có lợi cho mạch máu...

Uống nhiều nước tuy rất tốt nhưng việc lựa chọn loại nước nào để sử dụng cũng vô cùng quan trọng. Có 2 loại nước dưới đây được mệnh danh là "sát thủ" hủy hoại thực quản, thậm chí có thể âm thầm kích thích ung thư hoạt động.

2 loại nước làm tổn thương thực quản, trực tiếp hình thành ung thư

1. Nước quá nóng

Như thế nào thì được coi là nước quá nóng. Câu trả lời chính là: Trên 65 độ C.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê đồ uống nóng trên 65 độ C là tác nhân gây ung thư nhóm 2A. Như vậy, nước lọc, cà phê, trà hay là các món canh nóng nếu vượt qua nhiệt độ này đều có thể gây ra bệnh ung thư.

1-1537057437026983929259_1024x1024.jpeg

Thực quản của chúng ta rất mỏng manh, có thể bị bỏng ở nhiệt độ trên 65 độ C. Trong khi đó, nhiều người lại thích nhâm nhi tách trà, cốc cà phê nóng đến 80 độ C. Bỏng niêm mạc thực quản có thể tự phục hồi, nhưng nếu quá trình này diễn ra quá thường xuyên sẽ dẫn đến việc cơ quan này bị suy yếu, các tế bào biến đổi tạo thành tế bào ung thư. Kể cả khi chưa hình thành ung thư thì tiêu thụ đồ nóng cũng sẽ khiến cho khoang miệng, thực quản, dạ dày... bị tổn thương.

Lời khuyên: Nước vừa đun nóng thì nên để nguội rồi mới uống. Nhiều người tự tin rằng mình uống đồ nóng quen rồi, dù có uống nóng thêm cũng thấy không vấn đề gì. Nhưng đây là một tín hiệu không tốt, việc bạn có thể dễ dàng chấp nhận đồ nóng cho thấy niêm mạc thực quản đã phát triển và dày lên, bị kích thích lặp đi lặp lại đến mức "chai sạn", điều này rất dễ hình thành ung thư thực quản.

2. Rượu

Rượu khi tiếp xúc với nước bọt sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde, đây là chất gây ung thư loại 1, có đủ bằng chứng nghiên cứu về khả năng gây ung thư của chất này với con người.

Theo thống kê, có khoảng 60% bệnh nhân ung thư thực quản nghiện rượu. Một nghiên cứu của Đại học Delon ở Thụy Điển cho thấy nếu đàn ông trên 45 tuổi uống ít rượu hơn hoặc không uống rượu, nguy cơ ung thư thực quản sẽ giảm 50%.

20211014054239825.jpeg

Rượu bia không chỉ "mời gọi" ung thư thực quản mà còn gây ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đường ruột và các bệnh ung thư khác. Do đó, chúng ta nên từ bỏ thói quen uống rượu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Ung thư thực quản cũng rất "yêu thích" 3 thứ này

Người ta nói "bệnh từ miệng mà ra", câu nói ấy đặc biệt đúng với ung thư thực quản. Ngoài nước nóng và rượu, có 3 thứ mà ung thư thực quản rất thích đó là: Muối, đồ cứng và khói.

1. Đồ ăn cứng, khô

Niêm mạc của thực quản không chỉ sợ nóng mà còn sợ khô, cứng. Khi thức ăn quá cứng và quá khô đi qua thực quản sẽ làm trầy xước biểu mô niêm mạc, có thể gây viêm mãn tính, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, việc ăn quá nhanh và nhai không kỹ sẽ làm tăng ma sát lên niêm mạc thực quản.

2. Đồ muối

Thực phẩm muối chua như cá muối, thịt muối và dưa chua không chỉ chứa nhiều muối mà còn chứa nhiều nitrit. Tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Hơn nữa, các loại thực phẩm này cũng có thể bị nhiễm các loại nấm mốc trong quá trình sản xuất như nấm Geotrichum candidum, Fusarium, Aspergillus flavus… độc tố của chúng cũng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản.

15535875471509645975.jpeg

3. Khói thuốc

Khói thuốc được phân loại như chất gây ung thư nhóm 1, có thể gây hại cho dạ dày, ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản...

Ngoài ra, không nên coi thường ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Theo thống kê, 64-69% bệnh nhân mắc ung thư thực quản có tiền sử gia đình. Vì vậy, ngay cả khi không có triệu chứng, các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng nhóm nguy cơ cao này nên tầm soát thường xuyên.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Một số món ăn đơn giản phòng bệnh hô hấp trong mùa đông

Sống khỏe - 1 giờ trước

Vào mùa đông, khí trời chuyển lạnh, hanh khô… tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp phát tác. Một số món ăn có tác dụng phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa đông.

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Top