Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cúm mùa ở trẻ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

Thứ bảy, 07:46 04/03/2023 | Mẹ và bé

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Cúm mùa là bệnh thường có tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch… nhất là trẻ em < 5 tuổi. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

1. Triệu chứng cúm mùa ở trẻ và diễn biến của bệnh

Bệnh cúm mùa thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi , nghẹt mũi.

Ở trẻ em khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; Có cảm giác ớn lạnh; Nhức đầu; Đau nhức cơ bắp; Chóng mặt; Ăn không ngon; Mệt mỏi; Ho; Đau họng ; Chảy nước mũi; Buồn nôn; Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực; Đau tai; Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy…

Bệnh tiến triển có thể thấy sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Trên thực tế, bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi, khi hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém và có bệnh lý nền kèm theo, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.

Vậy câu hỏi được đặt ra trẻ nào sẽ dễ mắc cúm, trả lời câu hỏi này các nghiên cứu cho thấy đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải… sẽ dễ mắc cúm nhiều hơn.

Cúm mùa ở trẻ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào? - Ảnh 2.

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Ảnh minh hoạ.

Chẩn đoán cúm mùa ở trẻ

Sau khi khám thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố như nơi ở, đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm. Trẻ có biểu hiện sốt (thường trên 38 độ C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho , khó thở.

Để khẳng định các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, trong đó có thể là chụp X-quang phổi, xét nghiệm công thức máu… Xét nghiệm dương tính với virus cúm bằng kỹ thuật RT - PCR hoặc real time RT - PCR hoặc nuôi cấy virus đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.

Điều trị cúm mùa ở trẻ

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp, trong đó nguyên tắc chung là nếu nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus , cần dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Với cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Với bệnh cúm có biến chứng: Cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng virrus càng sớm càng tốt. Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ, nên cần được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng virus.

Tóm lại: Bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa đông xuân và xảy ra hàng năm, các chủng virus cúm cũng thay đổi mỗi năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, khi mắc bệnh, trẻ thường bị lâu hơn so với người lớn. Vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh chung thường được khuyến cáo là nếu cho trẻ ra ngoài cần phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, nhất là người bệnh nghi nhiễm cúm; Tăng cường rửa tay; Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.

Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra và nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.Trẻ bị cúm như thế nào thì nên đưa đến bác sĩ? Nếu trẻ bị cúm với các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khác bác sĩ:

- Sốt cao (trên 38.5 độ C) và liên tục (trên 3 ngày), trẻ được dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.

- Trẻ bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, hay nôn.

- Nghẹt mũi kéo dài (trên 14 ngày) hoặc không thuyên giảm. - Khó thở, thở nhanh.

- Li bì, bị kích thích, co giật.

- Đau tai, trong tai có mủ.

- Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng.


TS Nguyễn Văn Lâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Omega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, nhưng có nên bổ sung chất béo omega-3 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày...

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Giống như người lớn, tăng huyết áp trẻ em không có dấu hiệu đặc trưng nhất định nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị, trẻ em cũng có thể thực hiện các bài tập theo độ tuổi để ổn định huyết áp.

Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu

Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Bé 2 tuổi ở Phú Thọ được cha mẹ đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng tai đau, chảy dịch vàng sau khi được lấy ráy tai tại nhà.

Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Người thân và bản thân bệnh nhân đều khẳng định chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm phần phụ cấp ở bệnh nhân thường do vi khuẩn lậu và Chlamydia gây nên chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khí hậu ẩm ướt, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng khiến hệ thống miễn dịch vốn còn non nớt của trẻ lại càng yếu hơn. Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa?

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Chốc lở là căn bệnh thường tiến triển vào mùa hè, rôm sảy là một nguyên nhân để khuẩn liên cầu dễ xâm nhập vào trẻ. Nếu trẻ sốt, quấy khóc nhiều, các tổn thương da có mủ hoặc loét sâu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Ăn dặm là giai đoạn cho bé làm quen với thức ăn đặc là một cột mốc thú vị. Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc vói thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ nên được hình thành phong cách ăn uống lành mạnh.

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Mặc dù sự phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng... nhưng tập luyện đều đặn, thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe, đóng góp tích cực vào việc cải thiện chiều cao.

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong.

Top