Cuộc sống của Công chúa Nhật Bản sẽ ra sao sau khi kết hôn
Cháu gái của Nhật hoàng Naruhito sẽ đến New York (Mỹ) sinh sống sau khi kết hôn với bạn trai thời đại học vào ngày 26/10. Cô có thể phải tự thuê vệ sĩ để bảo vệ bản thân.
Chịu đựng sự soi mói của giới truyền thông trong nhiều năm, Công chúa Mako của Nhật Bản hy vọng bắt đầu cuộc sống mới với chồng Kei Komuro ở nơi xa quê hương, theo Nikkei Asia.
Cặp đôi sẽ từ bỏ các nghi lễ truyền thống của đám cưới hoàng gia. Bên cạnh đó, công chúa 29 tuổi cũng từ chối khoản trợ cấp cho các thành viên rời khỏi hoàng thất sau rắc rối tài chính liên quan đến mẹ của chồng sắp cưới.
Những lời chỉ trích và soi xét của công chúng đối với gia đình Komuro dữ dội đến mức cặp đôi buộc phải hoãn cưới sau khi tuyên bố đính hôn vào năm 2017.
Sau hôn lễ, Công chúa Mako sẽ chuyển đến New York với Kei Komuro - người làm việc cho một công ty luật ở Manhattan sau khi tốt nghiệp Trường Luật Fordham.

Công chúa Mako và bạn trai Kei Komuro đính hôn từ năm 2017 nhưng cuối tháng 10 tới mới làm lễ cưới. Ảnh: Japan Times.
Vì sao Công chúa Mako rời hoàng thất?
Theo luật pháp Nhật Bản, một thành viên nữ của hoàng thất sẽ phải từ bỏ địa vị khi kết hôn với thường dân. Mako là cháu gái của Nhật hoàng Naruhito.
Kazuko Takatsukasa, con gái thứ 3 của Thiên hoàng Hirohito, trở thành công chúa đầu tiên kết hôn với người ngoài hoàng tộc vào thời hậu chiến năm 1950.
Sau khi kết hôn với thường dân, tên của thành viên nữ sẽ bị xóa khỏi Hồ sơ Dòng dõi Hoàng gia. Tuy nhiên, các thành viên nam vẫn có thể ở lại hoàng thất khi làm điều tương tự, miễn là việc kết hôn được Cơ quan Hoàng thất Nhật Bản (gồm 10 người) chấp thuận.

Mako sẽ không còn là công chúa sau khi kết hôn với người ngoài hoàng tộc. Ảnh: Reuters.
Khoản tiền hồi môn mà Công chúa Mako từ chối là gì?
Luật Kinh tế Hoàng gia quy định thành viên nữ rời khỏi hoàng thất sẽ được trợ cấp tiền để “có thể duy trì phẩm giá” tương ứng với địa vị của họ.
Khoản này được trích từ tiền thuế và tùy thuộc vào cấp bậc trong hoàng thất. Đối với các công chúa, mức chi tối đa là 152,5 triệu yen (1,36 triệu USD).
Năm 2017, ngay sau khi Công chúa Mako và bạn trai thông báo kế hoạch kết hôn, mẹ của Komuro bị cáo buộc nợ tiền hôn phu cũ, gây ra hàng loạt chỉ trích từ công chúng. Do đó, hai người không thể thực hiện nghi lễ hoàng gia truyền thống khi tổ chức đám cưới.

Công chúa Mako từ chối nhận khoản tiền hồi môn do rắc rối tài chính mà mẹ của chồng sắp cưới vướng vào trong quá khứ. Ảnh: Anadolu Agency.
Hôm 1/10, Cơ quan Hoàng thất Nhật Bản cho biết Công chúa Mako được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) do ảnh hưởng từ các phương tiện truyền thông.
Cơ quan này cũng thông báo họ đã nhận được yêu cầu của công chúa về việc không nhận khoản tiền hồi môn. Cô sẽ là thành viên nữ đầu tiên của hoàng gia Nhật Bản thời hậu chiến từ chối trợ cấp.
Tuy nhiên, Mako đã nhận được khoảng 3 triệu yen/năm khi còn nhỏ và 9 triệu yen/năm khi trưởng thành. Tổng cộng, cô đã nhận được hơn 150 triệu yen.
Cuộc sống của Mako sẽ thế nào sau khi kết hôn?
Mako và Komuro đang chuẩn bị cho cuộc sống ở Mỹ. Do hoàng thất không có hộ chiếu, công chúa cần lập sổ hộ khẩu với chồng như thường dân, sau đó nộp đơn xin hộ chiếu.
Quá trình này dự kiến mất một thời gian, trong đó, Công chúa Mako sẽ cư trú tại Nhật Bản.
Việc công chúng đổ dồn sự chú ý vào cặp đôi cũng khiến an ninh trở thành vấn đề cấp bách. Trước đây, Takatsukasa, con gái của Thiên hoàng Hirohito, là nạn nhân của một vụ cướp. Em gái của cô, Takako Shimazu, đã thoát khỏi một vụ bắt cóc có chủ đích.

Vị hôn phu của Công chúa Mako từ Mỹ trở về Nhật Bản để chuẩn bị tổ chức hôn lễ. Ảnh: Kyodo.
Công chúa Mako sẽ không còn nhận được sự bảo vệ từ Đội Cảnh vệ Hoàng gia sau khi rời khỏi hoàng thất. Nếu cảnh sát chỉ định cô là cá nhân cần bảo vệ an ninh đặc biệt, về mặt lý thuyết, ví dụ, cô có thể được một sĩ quan đi kèm trong các chuyến đi.
Khi Sayako Kuroda, con gái duy nhất của Nhật hoàng Akihito, Sở Cảnh sát Tokyo đã tiếp quản việc bảo vệ an ninh của cô. Mako cũng dự kiến nhận được một số hỗ trợ về an ninh. Tuy nhiên, các thành viên của Bộ Ngoại giao, Sở Cảnh sát và Cơ quan Hoàng thất đều cho rằng các sĩ quan cảnh sát Nhật Bản sẽ không hộ tống Mako ở nước ngoài, nơi họ không có thẩm quyền.
Tuy nhiên, bảo vệ công dân Nhật Bản là một trong những trách nhiệm lớn nhất của chính phủ. Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu lãnh sự quán phối hợp với cảnh sát địa phương để can thiệp.
“Công chúa Mako có thể phải cân nhắc các lựa chọn như tự thuê vệ sĩ”, một nguồn tin tại Cơ quan Hoàng thất Nhật Bản cho biết.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 8 giờ trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 16 giờ trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 19 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 22 giờ trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần
Tiêu điểm - 1 ngày trướcChính quyền quân sự Myanmar hôm 31/3 thông báo tổ chức quốc tang một tuần, sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ Richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.

Loài cá mập lớn nhất thế giới 'gầy' hơn tưởng tượng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy loài cá mập vốn có kích thước lớn nhất thế giới sở hữu thân hình vừa dài lại khá thon gọn.

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCác nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu đột phá, hé lộ kích thước đáng kinh ngạc và hình dạng thực sự của loài cá mập tiền sử khổng lồ Megalodon.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.