Cuộc sống hiện tại của nữ sinh từng bị cướp suất vào đại học 20 năm trước
TRUNG QUỐC - Sau cú sốc năm 2004 thi đại học nhưng không nhận được giấy trúng tuyển, đến năm 2019, Trần Xuân Tú quyết định thi lại thì phát hiện sự thật chấn động.
Trần Xuân Tú sinh năm 1984, trong một gia đình nghèo ở huyện Quan thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ý thức được sự vất vả của bố mẹ, từ nhỏ, Xuân Tú đã học hành chăm chỉ với ước mơ đổi đời. Năm 2004, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, nữ sinh được 546/750 điểm. Tự tin với số điểm này, Xuân Tú đăng ký vào hệ cao đẳng của Đại học Công nghệ Sơn Đông (Trung Quốc).
Tuy nhiên, đợi mãi Xuân Tú vẫn không nhận được thông báo trúng tuyển của trường, trong khi bạn bè đồng trang lứa đã nhập học. Để không gây thêm gánh nặng cho gia đình, lúc này, Xuân Tú quyết định đi làm. Sáng làm công nhân ở nhà máy đến tối về làm nhân viên phục vụ nhà hàng, mức lương của Xuân Tú khi đó khoảng 1.000 NDT/tháng (~3,4 triệu đồng).

Sau hơn chục năm bươn chải ngoài xã hội, Xuân Tú vẫn ấp ủ giấc mơ vào đại học. Đến năm 2019, khi điều kiện kinh tế của gia đình khá giả hơn, ở tuổi 35, Xuân Tú quyết định thi đại học lần 2. Lần này, Xuân Tú đỗ Đại học Sư phạm Khúc Phụ (Trung Quốc) hệ đào tạo từ xa.
Niềm vui đến chưa được bao lâu, lúc này, Xuân Tú phát hiện sự thật chấn động. Tháng 5/2020, khi đăng nhập vào website của Bộ Giáo dục Trung Quốc để tra cứu thông tin, Xuân Tú phát hiện bản thân đã tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Kinh tế & Thương mại quốc tế của Đại học Công nghệ Sơn Đông vào tháng 7/2007.
Ngay lập tức, Xuân Tú liên hệ với Đại học Công nghệ Sơn Đông xác nhận thông tin, với số điểm 546/750 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2004, Xuân Tú đã đỗ vào trường và giấy báo trúng tuyển cũng được gửi về nhà.
Để tìm hiểu rõ sự việc, lúc này, Xuân Tú về trường cấp 3 từng theo học để tra cứu thông tin, phát hiện học bạ đã bị rút. Trong khi, năm 2004 vì không đỗ đại học nên Xuân Tú không đến trường lấy hồ sơ. Nhận thấy sự việc bất thường, Xuân Tú nhờ cơ quan chức năng vào cuộc.
Sau điều tra, cơ quan chức năng phát hiện sinh viên Trần Xuân Tú từng theo học tại Đại học Công nghệ Sơn Đông tên thật là Trần Diễm Bình - bạn thời trung học của cô. Theo đó, năm 2004, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học Trần Diễm Bình chỉ được 303/750 điểm. Lúc này, bố của Diễm Bình đã chi 2.000 NDT (~6,8 triệu đồng) để mua hồ sơ giả của Trần Xuân Tú qua một người trung gian.
Cấu kết với trưởng phòng tuyển sinh huyện Quan (Sơn Đông, Trung Quốc) khi đó làm giả giấy tờ thành công, tháng 9/2004, Trần Diễm Bình nhận được thông báo trúng tuyển hệ cao đẳng của Đại học Công nghệ Sơn Đông.
Đến tháng 7/2007, sau khi tốt nghiệp, Trần Diễm Bình tiếp tục làm giả sổ hộ khẩu tên Trần Xuân Tú. 3 tháng sau, tham gia kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã, Diễm Bình may mắn trúng tuyển. Suốt 12 năm công tác tại đây, Diễm Bình không dám để lộ tên thật.
Sau khi sự việc được đưa ra ánh sáng, có tổng cộng 46 người liên quan đã bị cảnh sát điều tra, bắt giữ và trừng phạt theo quy định pháp luật. Trong đó, Trần Diễm Bình ngoài bị thu hồi bằng cấp và giấy tờ làm giả dưới tên Trần Xuân Tú, còn bị cơ quan sa thải.
Đến nay, dù những người liên quan đã phải chịu hình phạt thích đáng nhưng cuộc đời bị đánh cắp của Xuân Tú vẫn không thể lấy lại. Theo NetEase , hiện tại, Xuân Tú là giáo viên một trường mầm non ở Sơn Đông (Trung Quốc).

10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%
Giáo dục - 59 phút trướcNguyễn Phi Phong là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Thủy lợi với điểm trung bình học tập (GPA) đạt 3.85/4.0.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 15 giờ trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ
Giáo dục - 1 ngày trướcCác trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Khảo sát trước kỳ thi tốt nghiệp: Hé lộ top 20 trường có điểm cao nhất ở Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcSở GD&ĐT Hà Nội vừa có báo cáo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 và lớp 12 cấp THPT cho thấy top 20 trường học có kết quả tốt nhất và top trường ở chiều ngược lại.

Lịch nghỉ hè 2025 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 do Bộ GD&ĐT tạo ban hành, các cơ sở giáo dục hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

Hà Nội tăng tỉ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập
Giáo dục - 2 ngày trước“Năm học 2025-2026, các trường THPT công lập dự kiến sẽ tuyển ít nhất 64% học sinh vào lớp 10”, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.

'Cuộc chơi tất tay' giúp nam sinh giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 3 ngày trướcSau khi chỉ giành Huy chương Đồng Olympic Toán sinh viên, học sinh toàn quốc năm 2024, năm nay Trần Văn Khánh quyết định dự thi cả 2 môn và quyết tâm ấy giúp em mang về 2 Huy chương Vàng.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định chưa thể bắt buộc thực hiện việc dạy 2 buổi trong một ngày cho học sinh ở cấp THCS và THPT.

Học phí trường tiểu học tư thục Hà Nội 2025, cao nhất gần 800 triệu đồng/năm
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường tiểu học tư thục tại Hà Nội công bố mức học phí năm học 2025-2026, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm, tùy lớp hoặc chương trình đào tạo.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.