Cuộc sống “thay da đổi thịt” tại làng Đăk Răng
GiadinhNet - Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, cuộc sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đang ngày một “thay da đổi thịt”.
Theo số liệu mới nhất, toàn thôn Đăk Răng (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) có 156 hộ với hơn 800 nhân khẩu, trong số đó 95% là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Đây được xem là một trong những địa bàn xa xôi, khó khăn bậc nhất tại huyện Ngọc Hồi. Mặc dù trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nhưng trong những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu mà cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đang ngày một "thay da đổi thịt".
Trước đây, người dân trong thôn vẫn còn tin vào hủ tục, ốm đau là do con ma rừng gây ra, cần phải tìm thầy cúng mới hóa giải được. Mỗi lần như vậy, người dân lại phải giết trâu, mổ lợn, vay mượn tiền bạc để làm lễ cúng bái khiến cái vòng đói nghèo trở nên luẩn quẩn, thì nay nhờ việc tiếp thu những kiến thức mới hữu ích, thông qua những buổi tập huấn của cán bộ phụ trách địa bàn, họ đã biết tới bệnh viện và các cơ sở y tế để khám và chữa trị bệnh tật. Nhờ tư duy thay đổi đó, tỉ lệ người ốm đau, bệnh tật dẫn tới tử vong tại Đăk Răng trong những năm gần đây cũng giảm đi đáng kể.
Khi những hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, nhận thức của người dân được nâng lên, kinh tế tại thôn Đăk Răng cũng đang đổi thay từng ngày. Rất nhiều cá nhân vì mục tiêu chung của cộng đồng đã sẵn sàng hiến đất để chính quyền mở đường, tạo điều kiện cho giao thương thông suốt, phát triển kinh tế. Tiêu biểu là trường hợp của công dân tên Y Nông đã hiến 120m2 đất để làm đường liên thôn.

Chất lượng cuộc sống người dân tại thôn Đăk Răng (xã Pờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum) ngày một được nâng cao. Ảnh:BDT
Với vị trí địa lý giáp ranh biên giới hai nước Lào và Campuchia, người dân thôn Đăk Răng nói riêng và xã Pừ Y (huyện Ngọc Hồi) nói chung thường xuyên được các các cấp chính quyền sở tại tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, đặc biệt là về Luật Biên giới quốc gia, quy chế khu vực biên giới... với mục đích chung tay giữ gìn sự hòa bình, ổn định.
Nhờ những thay đổi trong nhận thức lẫn hành vi, từ một thôn có kinh tế khó khăn, tới nay số hộ nghèo tại Đăk Răng chỉ còn tính trên đầu ngón tay. Chất lượng dân số được nâng cao một cách rõ rệt, người dân ốm đau thì đến trạm y tế xã để khám, chữa bệnh. Con trẻ thì được đến trường học cái chữ, tỷ lệ học sinh ra lớp đạt 100%... Các hủ tục lạc hậu đã được bài trừ hơn 70%. Tình hình an ninh trật tự luôn được bảo đảm.
Bên cạnh việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, người dân thôn Đăk Răng cũng đang rất nỗ lực, tích cực trong việc bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình như: Cúng mừng lúa mới, cúng bến nước, các bài chiêng… Để những nét đẹp văn hóa này được duy trì, vai trò của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng tại Đăk Răng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Họ trở thành những tấm gương, người truyền lửa cho các lớp trẻ học tập, noi theo.
Già làng A Lào (một cá nhân tiêu biểu tại thôn Đăk Răng) chia sẻ: "Do am hiểu ít nhiều về các bài chiêng truyền thống, nên trong thôn hễ ai muốn học tôi đều sẵn sàng chỉ bảo. Vào các dịp lễ hội quan trọng của đồng bào, tôi đều đứng ra kêu gọi mọi người tập hợp để tham gia tập luyện. Tôi thích dạy cho các thế hệ trẻ, vì họ có tư duy mới và đặc biệt là tiếp thu rất nhanh. Tôi mong văn hóa truyền thống của đồng bào mình được thế hệ trẻ tiếp nối, tiếp tục lưu truyền đến hàng ngàn đời sau".
Tây Nguyên

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 13 giờ trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcRa máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCó một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.