Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cứu mù” cho người hỏng giác mạc nhờ tế bào gốc

Thứ sáu, 10:09 06/03/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bằng nỗ lực không mệt mỏi,16 nhà khoa học của Bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Khoa Kết giác mạc (Bệnh viện Mắt Trung ương) đã nghiên cứu, sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu, mở ra cơ hội cho những số phận bất hạnh được nhìn thấy ánh sáng. Với đóng góp đó, tập thể đã nhận được Giải thưởng Kovalevskaia năm 2014.

 

Công trình điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ  nguồn tế bào gốc khác nhau đã được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện thành công  (ảnh do Bộ môn Mô- Phôi, Trường ĐH Y Hà Nội cung cấp).
Công trình điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ nguồn tế bào gốc khác nhau đã được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện thành công (ảnh do Bộ môn Mô- Phôi, Trường ĐH Y Hà Nội cung cấp).

 

Như được tái sinh

Bệnh nhân Nguyễn Văn Tiến ở Vĩnh Phúc là công nhân xây dựng, do bất cẩn không mang bảo hộ lao động khi tôi vôi nên đã để vôi bắn vào mắt trái khiến giác mạc bỏng nặng. Tổn thương này đã làm thị lực của anh Tiến suy giảm trầm trọng, giác mạc bị loét, xung quanh giác mạc các mô xơ phát triển dày đặc. Anh không thể đi làm, giảm sút niềm tin vào cuộc sống khi một bên thị lực chỉ còn 0/10. Rất may mắn, anh đã được các nhà khoa học của Bộ môn Mô- Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội) nuôi cấy thành công tế bào gốc từ vùng rìa của giác mạc ở mắt lành của chính mình tạo thành tấm biểu mô giác mạc. Còn các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương đã dùng các tấm biểu mô này ghép cho anh. Sau ba tháng theo dõi, bề mặt nhãn cầu của bệnh nhân đã hồi phục khả quan.

Bệnh nhân Đặng Thị Hon, 44 tuổi (ở Bắc Ninh) cũng may mắn hồi phục thị lực nhờ phương pháp ghép tự thân tấm biểu mô giác mạc nuôi cấy. Năm 2008, bệnh nhân bị tổn thương giác mạc và bề mặt nhãn cầu do bỏng vôi, mắt mờ đục, không còn khả năng nhìn rõ mọi vật. Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã nuôi cấy tế bào gốc lấy từ vùng rìa giác mạc bên mắt lành ghép cho bệnh nhân. Sau khi được ghép hai lần tấm biểu mô, mắt  bà Hon đã nhìn rõ hơn.

TS.BS Vũ Tuệ Khanh, người thực hiện ca phẫu thuật chia sẻ: Cả hai bệnh nhân trên nếu không được thực hiện phương pháp này thì các tổ chức mô, xơ xuất hiện ra kín bề mặt giác mạc, khiến giác mạc của họ bị đục dần rồi không nhìn thấy gì. Khi bị tổn thương nặng, sẹo sẽ phá hủy tổ chức giác mạc gây nên hội chứng suy giảm tế bào nguồn, nếu không điều trị đúng hướng, kịp thời sẽ gây mù rất nhanh. “Cách tốt nhất là ghép giác mạc, song ở nước ta hiện nay rất thiếu nguồn giác mạc để ghép. Giải pháp dùng tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào gốc là phương án tối ưu để khắc phục hiện trạng này. Tấm biểu mô sẽ làm trong giác mạc bị tổn thương, không cho các tổ chức mô, xơ, mạch máu tấn công bề mặt giác mạc”, TS Khanh nói.

Ngoài hỏng giác mạc do bỏng vôi, nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc do bệnh di truyền (đục giác mạc bẩm sinh, suy giảm tế bào nguồn biểu mô giác mạc bẩm sinh), khô mắt, dị ứng thuốc, dùng kính sát tròng không đúng cách… cũng đã nhìn thấy rõ nhờ phương pháp này.

Đột phá mới trong y học

Điều trị tổn thương giác mạc bằng tế bào gốc là phương pháp y học mới, một số nước trên thế giới đã áp dụng và tiếp tục nghiên cứu.Với mong muốn đưa phương pháp điều trị này vào Việt Nam, từ năm 2004, nhóm nghiên cứu của hai đơn vị trên đã cùng phối hợp, nghiên cứu phương pháp điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo các tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau.

Từ kết quả thực nghiệm đầu tiên thành công trên mắt thỏ, tập thể tiếp tục nghiên cứu thành công trên người. PGS.TS Nguyễn Thị Bình, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Mô – Phôi (Trường ĐH Y Hà Nội), người chủ trì đề tài cho biết, điều quan trọng nhất trong nghiên cứu này là nuôi tạo thành công tấm biểu mô. Nếu bệnh nhân bị tổn thương một mắt, sẽ được lấy tế bào gốc từ vùng rìa giác mạc bên mắt lành để ghép. Còn bệnh nhân bị tổn thương ở cả hai mắt, sẽ điều trị ghép tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào niêm mạc miệng.

“Sau ca đầu tiên thực hiện từ năm 2008 tới nay, nhóm đã tiến hành nuôi cấy và ghép tấm biểu mô được tạo thành từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc bên mắt lành cho 15 bệnh nhân và bằng tấm biểu mô từ tế bào niêm mạc miệng cho 22 bệnh nhân bị tổn thương hai mắt. Tất cả các bệnh nhân này đến nay vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường…”, PGS.TS Nguyễn Thị Bình cho biết.

Thời kỳ đầu, việc nghiên cứu của các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí. Các thành viên đã bàn nhau bỏ tiền túi để thỏa niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn ấy, PGS.TS Nguyễn Thị Bình không giấu được xúc động. Ngày ấy, một thành viên trong nhóm đi học tại Nhật Bản về nuôi cấy tế bào gốc. Tuy nhiên, khi về áp dụng tại Việt Nam lại không thành công. Cả nhóm lại mày mò tìm cách khác để thử nghiệm. Khó khăn nhất là tạo được môi trường phù hợp để nuôi sống tế bào.

Ngày đêm miệt mài nghiên cứu, nhưng cũng có lúc trong đầu họ thoáng chút nản chí vì cả trăm lần thất bại. Nhưng quyết tâm và nỗ lực tới cùng đã giúp họ thành công. Để tạo ra những tấm biểu mô của giác mạc, các nhà khoa học đã phải lấy tế bào gốc của chính bệnh nhân, tiến hành nuôi cấy từ 18-20 ngày trong môi trường vô khuẩn. Môi trường nuôi cấy đặc biệt này đã có bổ sung những chất phù hợp để tế bào gốc phát triển thành tấm biểu mô. Việc nuôi tạo tấm biểu mô hoàn toàn mới so với các phương pháp đang áp dụng trên thế giới với quy trình đơn giản, rẻ tiền và không sử dụng chất liệu có nguồn gốc động vật bởi dễ bị nhiễm protein xâm nhập vào tế bào nuôi.

 

Chi phí để nuôi tấm biểu mô khoảng trên 10 triệu đồng, rẻ hơn nhiều lần so với một số nước trên thế giới. Công trình khoa học này đang được đề nghị công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Tới đây, những người bệnh không may mắn sẽ mất khoảng 15 triệu đồng để thực hiện cấy ghép và cơ hội nhìn thấy ánh sáng rất khả quan.

Nhóm các nhà khoa học  này cũng đang nghiên cứu quy trình nuôi cấy tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson, bước đầu có kết quả tốt, mang lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân bị bệnh.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top