Da ngứa ngáy vào mùa đông, nhiều khả năng cơ thể thiếu 2 dưỡng chất, không ngoại trừ cả nguy cơ đang bị ung thư nguy hiểm
Một số người nghĩ rằng ngứa da vào mùa đông là do khô da nhưng thực tế, ngứa da cũng có thể là do cơ thể thiếu 2 nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng với cơ thể.
Theo Đông y, nguyên nhân gây ngứa mùa đông là do phong hàn bên ngoài tác động, khiến cơ thể phản ứng lại sinh dị ứng, mẩn ngứa, mề đay. Còn Tây y cho rằng, mùa đông hanh khô, lạnh lẽo, chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế, lượng máu cung cấp cho da giảm… khiến da mất nước và khô rát, da sẩn phù, bong tróc gây ngứa nhiều hơn các mùa khác.
Những vấn đề về da tuy nhỏ nhưng cũng rất dễ gây khó chịu.
Vào mùa đông, thường xuyên bị ngứa da rất có thể do cơ thể thiếu 2 chất sau

1. Kẽm
Cơ thể thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của da, tuyến bã nhờn hoạt động rối loạn, dễ gây ngứa da. Đồng thời những người bị thiếu kẽm cũng sẽ xuất hiện tình trạng chán ăn. Nếu cơ thể xuất hiện cả hai triệu chứng này cùng một lúc thì hãy tìm cách khắc phục ngay.
Kẽm chủ yếu được tìm thấy trong thịt động vật, chẳng hạn như hải sản, nội tạng động vật, thịt bò nạc, thịt lợn, thịt cừu, lòng gà, cá, hàu, lòng đỏ trứng... Hãy bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát các vấn đề ngứa da do thiếu kẽm.
2. Vitamin A
Một người thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến sự tiết ra của tuyến bã nhờn, giảm lượng mồ hôi. Từ đó làm cho da trở nên khô, bong tróc, dễ bị kích ứng bên ngoài hơn. Do đó gây ngứa.
Để bổ sung vitamin A, bạn nên ưu tiên thực phẩm bổ sung, ví dụ như tiêu thụ một số lượng vừa phải dầu gan cá, gan động vật, lòng đỏ trứng, cà rốt, rau bina, sữa và các loại thực phẩm giàu vitamin A khác.

Ngứa da quanh năm đừng coi thường, cẩn trọng ung thư "tìm đến cửa"
Ông Ly là người nội Mông Cổ. Tình trạng da của ông luôn không tốt, thường xuyên xuất hiện các triệu chứng ngứa. Vị trí ngứa cũng không cố định, có lúc thì ngứa ở trước ngực, có lúc ở sau lưng, lúc lại ở đùi... Mỗi lần ngứa có thể kéo dài 4-5 ngày khiến ông rất khó chịu.
Vì vậy, ông Ly đã đến bệnh viện Da liễu thành phố để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ đề nghị ông kiểm tra tuyến tụy, cuối cùng được chẩn đoán là ung thư tuyến tụy, một trong những loại ung thư nguy hiểm. Điều này khiến ông Ly suy sụp và không hiểu tại sao ngứa da lại có thể liên quan đến một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như vậy.
Về vấn đề này, các bác sĩ cho biết: Ung thư tuyến tụy gây ngứa da chủ yếu là do sự phát triển của khối u có thể dẫn đến tắc nghẽn đường mật, gây ứ đọng mật, kích thích da và gây ngứa.

Để bảo vệ da trong mùa lạnh, ngăn ngừa các bệnh về da nên lưu ý thực hiện các biện pháp sau
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Nên ăn nhiều loại rau có màu đậm, các loại củ quả như cà rốt, dưa, cam... vì nhóm thực phẩm này có nhiều betacaroten, cần thiết cho da. Đồng thời giảm thiểu các loại hành, tỏi... vì chúng chứa nhiều sulfur kích thích da.
Uống đủ nước: Bạn cần bổ sung đủ nước mỗi ngày nhằm duy trì độ ẩm và hạn chế tình trạng bong tróc da. Với những người có làn da quá khô, có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ cho việc sử dụng các viên uống cấp nước cho da để cải thiện tình trạng khô và ngứa ngáy.
Giữ vệ sinh cho da: Nên vệ sinh da mặt và da toàn thân bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết mà không làm da bị khô và kích thích. Dưỡng ẩm cho da 2 lần/ngày. Vào mùa đông, bạn nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu dày để làm giảm tình trạng thoát hơi nước. Hoặc có thể tận dụng tinh dầu tự nhiên như dầu argan, dầu dừa, dầu ô liu... nhằm dưỡng ẩm cho da và cải thiện tình trạng ngứa.

Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát mạnh. Nên dùng các loại sản phẩm xà phòng, sữa tắm có tác dụng diệt khuẩn và thân thiện với làn da để đạt được mục đích loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ da tốt hơn.
Giữ ấm tay chân: Muốn ngăn chặn bị cước tay chân (cước là các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng căng cứng, nổi màu đỏ mà đặc biệt là rất ngứa) thì trước hết cần giữ ấm cho mặt, nhất là mũi, tai. Vì đây là nơi gặp lạnh sẽ bị co thắt mạch, sau đó lan ra khiến tay chân tím tái...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.