Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người tuổi thọ ngắn, 4 vị trí này trên cơ thể sẽ chuyển màu trắng, biết sớm kịp thời chữa trị

Thứ bảy, 09:35 22/01/2022 | Bệnh thường gặp

Ai cũng mong mình có thể sống lâu và khỏe mạnh. Nhưng nếu trên cơ thể có 4 vị trí này chuyển sang màu trắng, cảnh giác đó là dấu hiệu sức khỏe đang suy giảm, còn có thể mắc bệnh nguy hiểm.

Trước đây trình độ y học có thể chưa phát triển cao, nên nhìn chung con người sống đến 50, 60 tuổi là được coi là sống lâu. Hiện nay, với mức sống xã hội ngày càng phát triển, trình độ chăm sóc y tế cũng ngày càng cao. Do đó, tuổi thọ trung bình hiện nay đã vượt quá 70 tuổi, thậm chí có một số người sống hơn 100 tuổi.

Muốn biết bản thân có phải là người có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao hay không chỉ cần nhìn vào vẻ bề ngoài trên cơ thể cũng có thể đoán ra được. Chuyên gia cảnh báo nếu 4 bộ phận này trên cơ thể chuyển sang màu trắng, thường có tuổi thọ khá ngắn.

1. Môi trắng bệch

Người tuổi thọ ngắn, 4 vị trí này trên cơ thể sẽ chuyển màu trắng, biết sớm kịp thời chữa trị - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những người có tuổi thọ tương đối ngắn có thể chuyển sang màu trắng ở một số bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là môi. Trong những trường hợp bình thường, môi của con người sẽ hồng hào, đó là dấu hiệu của việc dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp khí và huyết kịp thời.

Ngược lại, cơ thể bị bệnh hoặc thiếu khí huyết thì môi sẽ trắng bệch. Ngoài ra, nếu gan thận bị tổn thương, hoạt động bình thường của cơ thể bị cản trở cũng khiến môi trắng bệch.

Do đó, khi phát hiện ra tình trạng này, có nghĩa là sức khỏe của bạn đang bị tổn hại và cần có những biện pháp hợp lý để hồi phục cơ thể. Đến viện kiểm tra chức năng gan thận sớm. Nếu để bệnh gan, thận kéo dài mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ.

2. Móng tay trắng

Người tuổi thọ ngắn, 4 vị trí này trên cơ thể sẽ chuyển màu trắng, biết sớm kịp thời chữa trị - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong cuộc sống hàng ngày, muốn biết sức khỏe của chúng ta tốt hay xấu, thì bạn cũng có thể quan sát móng tay. Nếu cơ thể của một người tương đối khỏe mạnh hoặc có cơ địa trường thọ thì thường móng tay của người đó có màu hồng và tương đối nhẵn.

Móng tay màu trắng còn là dấu hiệu điển hình của thiếu máu. Nếu trường hợp thiếu máu kéo dài quá lâu, hay quá nghiêm trọng thì không những móng có màu sắc trắng bệch mà còn giòn, dễ gãy, hình dáng móng sẽ thay đổi ví dụ như bị lõm xuống giống như một cái muỗng.

Khi chức năng thận suy giảm sẽ dễ khiến móng tay có màu nửa đỏ nửa trắng. Ngoài ra, nếu có vấn đề về đường tiêu hóa cũng dễ gây ra các đốm trắng trên móng tay. Vì vậy, bình thường nếu phát hiện móng tay bị trắng, cần phải chú ý chăm sóc cơ thể. Tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện bệnh sớm nhất.

3. Lòng bàn tay và bàn chân trắng

Người tuổi thọ ngắn, 4 vị trí này trên cơ thể sẽ chuyển màu trắng, biết sớm kịp thời chữa trị - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nếu thấy lòng bàn tay và lòng bàn chân chuyển sang màu trắng lâu ngày thì cần chú ý, sức khỏe có thể bị tổn hại. Bàn tay và bàn chân của người bình thường phải ở trạng thái hồng hào, chứng tỏ lượng máu được cung cấp đủ và chức năng tuần hoàn máu vẫn bình thường.

Một số người có vấn đề về sức khỏe, khí huyết lưu thông bị cản trở dẫn đến máu cung cấp cho cục bộ không đủ, lòng bàn tay và lòng bàn bàn chân sẽ trắng bệch rõ ràng. Thậm chí không có máu.

Nếu việc lưu thông máu không được thuận lợi, độc tố tích tụ quá nhiều, lâu dần dễ sinh bệnh. Đặc biệt nếu có bệnh mà không được xử lý kịp thời thì rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ nên chúng ta càng phải chú ý hơn.

4. Khuôn mặt tái nhợt

Người tuổi thọ ngắn, 4 vị trí này trên cơ thể sẽ chuyển màu trắng, biết sớm kịp thời chữa trị - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng có thể nhìn vào sức khỏe của cơ thể qua một số sắc thái trên khuôn mặt. Một người có cơ thể khỏe mạnh, trông sẽ rất có sức sống, hai má hồng hào.

Nhưng nếu gương mặt trắng nhợt không phải do màu da tự nhiên thì phần lớn là do tuần hoàn máu trong cơ thể gặp vấn đề dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến da dẻ xanh xao, tái nhợt, dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Đồng thời, một làn da nhợt nhạt đi kèm đau người, mệt mỏi có thể là một dấu hiệu bạn cần bổ sung vitamin B12.

Ngoài ra, những người bị thiếu máu, lá lách và dạ dày đang bị tổn thương, tim hoạt động kém cũng có biểu hiện da mặt nhợt nhạt. Do đó, một khi thấy sắc mặt thay đổi, chuyển sang trắng nhợt, bạn nên chú ý kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 16 phút trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Top