Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại biểu Quốc hội chất vấn gay gắt về vấn đề BOT

Thứ ba, 07:06 05/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Sáng 4/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể là "tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV. Nhiều vấn đề đã được các đại biểu nêu câu hỏi và tranh luận, nhưng trong đó BOT vẫn là vấn đề nóng nhất...


Vấn đề BOT nhận được nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội.     Ảnh: Công Tâm

Vấn đề BOT nhận được nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Công Tâm

Chênh lệch giữa dự toán và kiểm toán

Báo cáo đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, để phát triển hạ tầng giao thông, ngoài nguồn vốn của nhà nước, vốn vay, từ năm 2009 đến nay chúng ta đã đẩy mạnh xã hội hóa các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT). Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với thực tiễn, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý, đấu thầu, tổ chức khai thác các trạm BOT thời gian qua còn nhiều bất cập và được xã hội rất quan tâm.

Chất vấn đầu tiên, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đặt câu hỏi về sự chênh lệch số năm thu phí giao thông giữa dự toán được phê duyệt với kết quả kiểm toán mà Kiểm toán Nhà nước đã công bố. Việc thu phí BOT trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ 1 sắp tới khắc phục như thế nào?

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, dự án BOT được duyệt bao gồm nhiều phần dự phòng như dự phòng trượt giá, dự phòng khối lượng, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng và những vấn đề có thể phát sinh kinh phí, do đó dự án có giá trị lớn.

Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT theo dự án duyệt. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, trong quá trình thực hiện dự án BOT, Bộ đã kiến nghị Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán trước khi quyết toán. Thời gian qua, đã có 50/56 trạm BOT được Kiểm toán nhà nước đã tham gia kiểm toán, còn 6 dự án đang triển khai.

Để đảm bảo quyền lợi của người dân, nhà nước và nhà đầu tư, Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư BOT và trong hợp đồng có một điều khoản là giá trị sau quyết toán là căn cứ để Bộ điều chỉnh thời gian thu phí và các chính sách liên quan đến phí.

Việc Kiểm toán Nhà nước phát hiện có sự chênh lệch là điều hiển nhiên. Với những dự án triển khai nhanh, ít biến động giá, ít phát sinh khối lượng thì những phần dự phòng này là phần chênh lệch số năm mà Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra.

Số liệu của Kiểm toán Nhà nước và số lượng quyết toán của Bộ GTVT luôn tương đồng với nhau. Đặc biệt, số lượng quyết toán của Bộ trong nhiều dự án còn thấp hơn cả số liệu của Kiểm toán nhà nước.

Về thu phí BOT, trên quan điểm bảo vệ lợi ích của người dân, vừa qua khi mặt bằng giá tăng cao, Bộ đã rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT, có dự án giảm 2- 3 lần, từ 35 nghìn đồng/xe con xuống chỉ còn 15 nghìn đồng.

Tại sao không đi vẫn phải trả tiền?

Quan tâm đến những bất cập trong thực hiện các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nói chung và BOT nói riêng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng có vấn đề do thể chế chưa hoàn chỉnh, quá trình tổ chức thực hiện thời gian qua có nhiều sai phạm, lợi dụng chính sách dẫn đến bất cập, tranh chấp, bức xúc của người dân, chưa giải quyết ba lợi ích căn bản của nhà đầu tư, người dân và Nhà nước. “Theo một cách giản dị là chúng ta vẫn còn ăn đong trong lĩnh vực này” đại biểu nói.

Thừa nhận thể chế về BOT chưa hoàn thiện, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, sai phạm trong thực hiện các dự án BOT đã được thanh tra, kiểm tra, Bộ đang tiếp thu, khắc phục triệt để. Bộ trưởng cũng cho biết, để đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, Bộ sẽ quan tâm đặc biệt tới các dự án BOT. Bộ đã dừng 4 trạm thu phí BOT đã ký hợp đồng nhưng triển khai chậm, 10 dự án đã được phê duyệt, chưa ký hợp đồng cũng dừng lại, như vậy có 14 dự án không triển khai BOT trên đường hiện hữu. “Sắp tới chúng tôi sẽ chỉ tổ chức trên đường song hành, đường mới hoàn toàn để đảm bảo có được hạ tầng, người dân có sự chọn lựa và hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người dân," Bộ trưởng nói.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) tranh luận: “Bộ trưởng có nói phương án xử lý dựa trên lợi ích của người dân. Sau khi nghe Bộ trưởng trả lời, tôi không thấy như thế”(?).

Đại biểu chỉ rõ bức xúc hiện nay nằm ở 17 dự án đặt trạm thu phí BOT sai vị trí, 3 dự án dân không đi phải trả tiền, 6 dự án làm trên đường cao tốc và đường chính. “Đặt ở đường chính và thu cả cao tốc, tức là không đi cao tốc phải trả tiền, 6 dự án không đi đường tránh phải trả tiền. Tại sao dân không đi phải trả tiền, đã vì lợi ích của dân chưa, ngày làm 17 dự án BOT này hầu hết là chỉ định thầu”, đại biểu Hàm chất vấn.

Theo lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thì 3 dự án “dân không đi phải trả tiền” mà đại biểu đề cập là do lịch sử để lại. “Với các dự án trước đây, khi dự án được duyệt thì đều có sự tham gia của chính quyền địa phương, bộ, ngành và thời điểm phê duyệt dự án, các bên có liên quan, trong đó có Bộ GTVT xem như trạm thu nằm chỗ đó là hợp lý, do đó nó nằm trong dự án. Hiện nay, nếu chúng ta di dời trạm đó phải tham mưu Chính phủ, Quốc hội có khoản kinh phí để thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư BOT”, Bộ trưởng cho hay.

Bộ trưởng GTVT cho biết, một số dự án lớn như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, là dự án trọng điểm kết nối cảng Hải Phòng và một số khu vực phía Bắc, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vì đầu tư rất lớn, thời điểm đó, Chính phủ đã nhiều lần họp, thống nhất chủ trương để mở thêm trạm thu phí bên Quốc lộ 5.

Bộ trưởng khẳng định, những việc này thực hiện đúng theo trình tự thủ tục của pháp luật, có sự cộng đồng trách nhiệm không chỉ Bộ GTVT mà cả các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay, khó có thể bố trí được nguồn vốn lớn để mua lại toàn bộ các dự án này. Bộ đã báo cáo, khi Quốc hội biểu quyết có khả năng cân đối các nguồn vốn thì Bộ sẵn sàng mua lại toàn bộ các dự án.

“Chúng tôi cũng mong đại biểu Quốc hội và người dân thông cảm. Chúng tôi cố gắng giảm các chi phí của người dân đi qua các trạm này một cách tốt nhất, giảm toàn bộ các xe và giảm cho bà con sống trong khu vực của các dự án BOT, cụ thể là các dự án khả thi, chúng tôi mở rộng trong vòng 10 km từ trạm ra, đều miễn giảm theo các chính sách", Bộ trưởng bày tỏ.

Công khai việc thu phí BOT

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đặt câu hỏi “vấn đề bức xúc của người dân là mong muốn công khai việc thu phí của người dân từ trước tới nay là bao nhiêu. Mỗi ngày, trạm thu phí đó thu phí của người dân bao nhiêu trên bảng công khai điện tử tại trạm thu phí. Việc này có khó khăn gì không, vướng gì không? Mong Bộ trưởng trả lời mong muốn chính đáng này của người dân, sắp tới Bộ trưởng có chỉ đạo việc công khai này không?”.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: "Chúng tôi mong muốn cuối năm nay sẽ trang bị (bảng điện tử) cho tất cả các trạm thu phí trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên để người dân có thể giám sát một cách chặt chẽ. Trước mắt trên website của Bộ, người dân có thể truy cập để xem cụ thể về tình hình các trạm BOT trên địa bàn. Khi liên kết với hệ thống thu phí tự động, toàn bộ các dữ liệu công khai, minh bạch, rõ ràng”.

Bộ GTVT nhận trách nhiệm “tham mưu kém” về đường sắt

Cũng trong sáng 4/6, các đại biểu Tô Thị Bích Châu (TPHCM), Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chất vấn về giải pháp nâng cao chất lượng vận tải đường sắt và giải pháp giảm tai nạn giao thông đường sắt… Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, đường sắt là tuyến đường quan trọng của đất nước, nếu giải quyết tốt sẽ giảm tải cho đường bộ rất nhiều, tuy nhiên ngành GTVT "tham mưu kém" nên chưa có giải pháp hình thành tuyến đường sắt Bắc - Nam đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Bộ nhận trách nhiệm của ngành trong công tác tham mưu. Về tai nạn giao thông đường sắt, Bộ trưởng cho biết, hiện vẫn còn hơn 5.719 đường giao cắt, trong đó 1.519 giao cắt do Tổng Công ty Đường sắt quản lý có bố trí gác chắn, còn hơn 4.200 đường dân sinh tự mở không có gác chắn... Bộ đã làm việc với các địa phương để có giải pháp gắn trách nhiệm cụ thể của ngành, của địa phương trong thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông đường sắt như dứt khoát không phát sinh thêm đường giao cắt mới, tăng cường cảnh báo tự động, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức giao thông...

Bộ trưởng khẳng định, đường sắt là loại hình vận tải đặc biệt, cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn, tuy nhiên thời gian qua, do tình hình khó khăn nên chúng ta chưa có giải pháp căn cơ để đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông đường sắt. Về lâu dài, để nâng cao chất lượng vận tải đường sắt, Bộ đã xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để đầu tư nâng cấp hệ thống đường sắt trong thời gian tới.

Công Tâm

Thanh Vân - Thu Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 13 phút trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 38 phút trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Thời sự - 53 phút trước

Chiếc xe chở khách đang chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thì bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc.

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chuyển hướng, xe tải đã tông trúng một phụ nữ Hải Phòng đi xe đạp dẫn đến nạn nhân tử vong.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Tùng Vân 92 tuổi vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi "loạn luân".

Thanh Hóa: Dân khốn khổ sống trong vùng quy hoạch dự án

Thanh Hóa: Dân khốn khổ sống trong vùng quy hoạch dự án

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sống trong vùng quy hoạch, tuy nhiên dự án nhiều năm chưa triển khai, hàng chục hộ dân tại thôn Tân, xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) khốn khổ vì nhà xuống cấp, rác thải bủa vây.

Top