Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đắk Lắk: Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số

GiadinhNet - Sáng 9/8, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003 – 2013). Đồng chí Mai Hoan Niê KDăm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk chủ trì hội nghị.

Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/5/2003.
 
Đắk Lắk: Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số  1

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Võ Thảo

 
Qua 10 năm thực hiện, được sự quan tâm kịp thời của các bộ, ngành Trung ương, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk, đã có sự tham gia hưởng ứng, tích cực trong thực hiện Pháp lệnh Dân số đối với sở, ban ngành cũng như trong toàn dân; đặc biệt có sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác dân số từ tỉnh đến thôn, buôn…Hàng năm, 100% các huyện, thị xã, thành phố đều có Nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch hành động với mục tiêu đạt lên hàng đầu là giảm sinh, không sinh con thứ 3 trở lên, hạn chế tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh….
 
Trong 10 năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh Dân số và các văn bản liên quan cùng với việc thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích cũng như biện pháp xử lý vi phạm luôn được chú trọng. Các tổ chức, đoàn thể đã triển khai nhiều mô hình hay trong công tác Dân số-KHHGĐ như: Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; phát triển kinh tế gắn liền với kế hoạch hóa gia đình; lồng ghép công tác dân số vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa, truyền thông nhóm nhỏ cho đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên-thanh niên; chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ …
 
Từ năm 2009 đến nay, nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số được triển khai và bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về các vấn đề liên quan đến chất lượng giống nòi. Mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống được triển khai ở 15 xã thuộc 3 huyện Lắk, Krông Ana và Krông Pắk; Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân được triển khai ở 20 xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Năng, Krông Pắk và Ea Kar; Mô hình  Tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên được triển khai ở 15 trường Trung học phổ thông; Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại 15 huyện, thị xã và thành phố; một số địa phương đã xây dựng được các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được mở rộng đến Trạm y tế xã, phường, thị trấn; có hình thức khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số…

Nhờ vậy, công tác Dân số - KHHGĐ ở Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, từng bước làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về Dân số – KHHGĐ: quy mô và lợi ích của KHHGĐ ngày càng được nhiều người chấp nhận; tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, tỷ lệ nạo phá thai giảm dần; các vấn đề làm mẹ an toàn, trẻ em khuyết tật, dị tật được quan tâm, vị thành niên, thanh niên được tiếp cận nhiều với các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản…Các chỉ số về quy mô dân số trong 10 năm qua đã có chuyển biến rõ rệt. Tỷ suất sinh thô năm 2003 là 25,6%o giảm xuống còn 17,2%o năm 2012 (bình quân mỗi năm giảm 0,84%o); Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,3% xuống còn 1,18%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 16,1% xuống còn 12,67%; Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 64,2%(năm 2003) lên 72,4% (năm 2012).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác DS – KHHGĐ ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế như: mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có giảm nhưng chưa vững chắc; tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng gia tăng (từ 107 bé trai/100 bé gái năm 2003 tăng lên 111 bé trai/100 bé gái năm 2012); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao (năm 2012 trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng 24,6%); nhiều cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách dân số (điển hình như ở thành phố Buôn Ma Thuột trong 10 năm đã có 56 cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3); tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, lựa chọn giới tính thai nhi…còn xảy ra. Việc triển khai các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận động đối tượng đến tham dự và hoạt động chưa thực hiện rõ nét.
 
Đắk Lắk: Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số  2

Đồng chí Mai Hoan Niê KDămPhó Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc. Ảnh: Võ Thảo

Tại Hội nghị, nhiều tham luận của các đại biểu, đại diện cho các sở, ban ngành và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã phân tích rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số như: Công tác truyền thông giáo dục chưa chú trọng đến đối tượng vị thành niên, thanh niên; chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế, còn xảy ra một số tai biến về triệt sản; công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể thiếu chặt chẽ; chưa có chế độ chính sách khuyến khích thỏa đáng cho cán bộ làm công tác dân số cơ sở. Bên cạnh đó, tư tưởng thích sinh con để “nối dõi tông đường”, họ tộc còn tồn tại; ý  thức kỷ luật và nhận thức của một số đảng viên chưa gương mẫu, chế tài xửa phạt chưa được thực hiện nghiêm minh…

Để thực hiện tốt Pháp lệnh Dân số trong thời gian tới, đồng chí Mai Hoan Niê KDăm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trưởng Ban chỉ đạo công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk, Chủ trì Hội nghị đã thông qua những giải pháp trọng tâm cần triển khai thực hiện như: Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức công tác Dân số-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sơ; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về Dân số-KHHGĐ phong phú nội dung, đa dạng hình thức (chú trọng công tác truyền thông trực tiếp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số); nâng cao chất lượng và cung ứng tốt dịch vụ KHHGĐ; Thực hiện tốt chính sách khen thưởng đối với các tập thể, cá  nhân chấp hành tốt chính sách Dân số và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp vi phạm theo quy định; đầu tư mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về tài chính cho công tác Dân số-KHHGĐ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát và phối hợp có hiệu quả giữa các ban ngành, đoàn thể…nhằm thực hiện tốt mục tiêu Dân số-KHHGĐ của tỉnh Đắk Lắk: Mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 hoặc 2 con nhằm duy trì mức sinh thay thế và mục tiêu giảm sinh bền vững; khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Thông qua Hội nghị, đã có 6 tập thể có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số ở Đắk Lắk được tuyên dương khen thưởng.

Võ Thảo

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

Top