Đắk Nông: Buôn BuKol không còn sinh nhiều con
GiadinhNet - Những năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ ba, thứ tư trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số của Buôn BuKol đã giảm đáng kể.
Buôn BuKol (phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, Đắc Nông) hiện có 129 hộ, với 667 khẩu; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có 61 hộ, với gần 300 khẩu. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên người dân, nhất là các cặp vợ chồng trẻ đã nâng cao nhận thức trong việc thực hiện KHHGĐ, biết dừng lại ở một đến hai con.
Buôn BuKol có lợi thế là nằm ở vùng trung tâm của thị xã nên có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các dịch vụ KHHGĐ. Thời gian qua, Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Gia Nghĩa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức cũng như tăng cường giúp bà con tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại.
Cùng với đó, địa phương đã chọn cán bộ chuyên trách công tác dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và tuyên truyền cho bà con thực hiện KHHGĐ.
Còn chị H’Hương cũng tâm sự: “Vợ chồng mình đã có hai con gái, nhưng vẫn quyết định không sinh thêm nữa, để có điều kiện chăm sóc cho các con chu đáo và có thời gian làm kinh tế nữa”.
Gia đình anh Y Quyển |
Theo chị H’Byốt - Cán bộ chuyên trách dân số của Buôn BuKol, ban đầu đi tuyên truyền, vận động thực hiện KHHGĐ cũng có không ít người không nghe theo, thậm chí còn phản đối nữa. Nhưng rồi “mưa dầm thấm lâu”, với sự kiên trì, khéo léo trong cách vận động, đồng bào đã bắt đầu hiểu được lợi ích của việc thực hiện KHHGĐ đối với mỗi gia đình và toàn xã hội như thế nào, để rồi tiến tới tự giác sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ ba, thứ tư trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số của Buôn đã giảm đáng kể. Nếu cách đây 3 năm, tỷ lệ hộ sinh ba con trở lên chiếm trên 80%, thì đến nay toàn buôn có 20 cặp vợ chồng trẻ hầu như chỉ sinh từ một đến hai con. Trên 90% chị em đã sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại như: uống thuốc, đặt vòng, tiêm… Không chỉ có phụ nữ mà nam giới cũng đã biết chia sẻ với vợ trong việc thực hiện KHHGĐ bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai như bao cao su, đình sản.
Có thể nói, việc đồng bào dân tộc thiểu số biết thực hiện tốt KHHGĐ đã góp phần rất lớn trong việc giảm số hộ nghèo ở Buôn BuKol cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Nhiều cặp vợ chồng trẻ nhờ sinh ít con, biết cách làm ăn đã có của ăn của để như các gia đình H’Yêl, H’Sen, H’Hương…Đây là cơ sở để đồng bào ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng buôn làng phát triển, giàu đẹp.
Ban Mai
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.
Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...
TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.
Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.
Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.
Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.
Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay
Dân số và phát triển - 2 năm trướcGiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.
Con gái có được thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng hay không?
Dân số và phát triểnGiadinhNet - Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ chỉ vì "một nhà không được thờ hai họ". Nhưng đã có những chị em thờ cúng bố mẹ mình tại nhà chồng, họ cho rằng việc này là bình thường. Các nhà tín ngưỡng tâm linh nói sao về việc này?