Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đào tạo ồ ạt 9.000 tiến sĩ để làm gì?

Thứ ba, 10:08 21/11/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Bộ GD&ĐT dự kiến kế hoạch trong vòng 8 năm tới (từ 2018-2025) sẽ đạt tỷ lệ giảng viên ĐH, CĐ có trình độ tiến sĩ khoảng 35%. Để thực hiện kế hoạch này, Bộ GD&ĐT sẽ chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ. Đề án này đã nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc đặt mục tiêu để hoàn thành sẽ cho ra đời hàng loạt “lò” đào tạo tiến sĩ mà số lượng sẽ át chất lượng.

Tốc độ đào tạo tiến sĩ “chóng mặt”

Dự thảo đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030” đặt ra mục tiêu nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 35%. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ GD&ĐT sẽ chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ. Như vậy, nếu theo phương án của Bộ đưa ra, chỉ trong vòng 8 năm, cả nước sẽ có thêm 9.000 tiến sĩ mới. Đây là con số mơ ước để nâng cao số lượng tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học nếu xét theo lý thuyết.

Đề án này đã nhanh chóng nhận được nhiều phản ứng khác nhau, không ít ý kiến bày tỏ lo ngại, nếu cứ đặt kế hoạch và áp chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ sẽ cho ra đời hàng loạt "lò" đào tạo tiến sĩ mà số lượng sẽ át chất lượng. Ước tính hiện nay, cả nước có trên 24.000 tiến sĩ trong suốt nửa thế kỷ qua, nhưng chỉ trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có thêm tới 9.000 tiến sĩ. Việc phát triển “nóng” số tiến sĩ khiến nhiều người băn khoăn rõ ràng là có cơ sở.

Xét trên thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đặt mục tiêu phát triển nhanh chóng số lượng TS như vậy là không hợp lý vì hiện nay chưa có đánh giá cụ thể nào về chất lượng của những tiến sĩ hiện tại, mức đóng góp của họ cho xã hội, cho sự phát triển giáo dục ra sao. Ngay cả Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ (Đề án 911 - đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010 - 2020) hiện nay hiệu quả thế nào, bao nhiêu người có việc làm, bao nhiêu người học về nước cống hiến? vẫn đang cần được làm rõ.

Ủng hộ việc cần nâng cao số lượng và chất lượng đối với đội ngũ giảng viên ĐH, tuy nhiên PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam vẫn cảm thấy lo lắng trước mục tiêu chạy theo số lượng của đề án. Ông cho rằng, chỉ trong vòng có 8 năm mà đặt mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ là quá vội vàng, nhất là khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, các trường đang trong giai đoạn tự chủ. Hơn nữa, Bộ GD&ĐT còn chưa đánh giá việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực tiến sĩ của Đề án 911 đã có kết quả, chất lượng và đóng góp ra sao?

Lãng phí vì chạy theo số lượng?

Không chỉ lo lắng về số lượng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đặt ra câu hỏi về chất lượng, thậm chí không loại trừ việc “xin-cho” suất học tiến sĩ. PGS Trần Xuân Nhĩ cho biết: “Hiện nay, chương trình mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ theo Đề án 911 đã ra đời nhiều “tiến sĩ giấy”, hoặc tiến sĩ không có đóng góp gì cho xã hội. Nếu cứ đào tạo mà không quan tâm tới chất lượng thì chỉ thêm lãng phí. Muốn đào tạo ra những tiến sĩ có chất lượng, nguồn tuyển phải đúng, tránh kiểu chạy chọt, “xin-cho”. Cần đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể, siết chặt khâu tuyển chọn, chỉ chấp nhận những đề tài có chất lượng, có tính ứng dụng trong phát triển xã hội”.

Không chỉ PGS Trần Xuân Nhĩ băn khoăn, nhiều chuyên gia quan tâm đến việc thực hiện đề án này ra sao để đầu ra có chất lượng, chứ không phải “sánh vai” với các quốc gia trong khu vực về số lượng tiến sĩ. Theo nhiều chuyên gia từng học tập hay tham khảo mô hình giáo dục tại nhiều nước khác cũng phải thừa nhận rằng, cách đào tạo và chạy theo mục tiêu định ra về số lượng tiến sĩ ở Việt Nam là chẳng giống ai. Con số 2 vạn tiến sĩ, giờ sắp sửa là 9.000 tiến sĩ là một mục tiêu trái quy luật cung-cầu về tiến sĩ, thể hiện trọng bằng cấp hơn chất lượng khi cứ phải thực hiện theo số lượng cho bằng được.

Từng nhiều năm làm công tác quản lý, phát triển giáo dục bậc đại học, TS Lê Viết Khuyến (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho biết: “Bộ GD&ĐT cần đánh giá lại Đề án 911 trước khi triển khai đề án tương tự. Cần đánh giá lại giữa đào tạo tiến sĩ trong nước và nước ngoài, quá trình kiểm định chất lượng ra sao? Chưa có gì để khẳng định tăng số lượng tiến sĩ sẽ làm chất lượng giáo dục tăng lên, việc tăng tỷ lệ tiến sĩ phải là do nhu cầu của nền kinh tế, năng lực của đơn vị đào tạo, chứ không theo ý muốn của cơ quan quản lý. Nếu cứ đào tạo (tiến sĩ) ồ ạt sẽ dẫn đến chất lượng không đảm bảo, dư thừa và lãng phí”.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, tỉ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện nay khoảng 21%, tức là ở mức thấp, nên phải nâng tỷ lệ này lên. Mục tiêu của Đề án 911 là phải đạt tỷ lệ 35%. Thậm chí, thêm 9.000 tiến sĩ cũng mới đạt 30%. Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, Đề án này là chỉnh sửa, nâng cao chất lượng từ Đề án 911, trong đó tập trung vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài. Kinh phí để đào tạo được thực hiện dưới dạng học bổng, ai giành được thì được hưởng, chứ không phải chia tiền rót về địa phương hay cơ sở đào tạo.

Dự thảo đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030” của Bộ GD&ĐT đặt ra mục tiêu đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 35%. Để thực hiện mục tiêu này, sẽ chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ. Hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng đang thực hiện Chương trình mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ theo Đề án 911.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 25 phút trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 1 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Giáo dục - 3 giờ trước

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Top