Đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của trẻ khuyết tật: Nhiệm vụ đầy thách thức
GĐXH - Những năm qua, giáo dục hòa nhập tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật vẫn là nhiệm vụ đầy thách thức.
Xóa bỏ rào cản học tập, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ khuyết tật
Những năm qua, giáo dục hòa nhập tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật vẫn là nhiệm vụ đầy thách thức.
Nội dung trên được PGS.TS Nguyễn Văn Hiền – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc tế "Đảm bảo công bằng và chất lượng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật thông qua việc áp dụng UDL (thiết kế phổ quát cho việc học) do Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 12/12.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, ứng dụng UDL là bước đi quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em khuyết tật nói riêng và trẻ em nói chung.
UDL là khung hướng dẫn cách thiết kế bài học, không phải là khái niệm mới hoàn toàn, mà là sự tổng hợp các nguyên tắc sư phạm hiệu quả để đảm bảo việc học tập cho tất cả học sinh, kể cả học sinh khuyết tật. Điểm cốt lõi của UDL là tập trung vào việc xóa bỏ rào cản học tập, tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng, nơi mỗi học sinh đều có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình.
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền cho biết, trên thế giới, việc áp dụng UDL đã chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ trẻ khuyết tật tham gia học tập hòa nhập, giúp các em cảm nhận được giá trị của bản thân trong cộng đồng học đường.
Ngoài ra, UDL còn mang đến những công cụ và phương pháp giúp giáo viên thực hiện dạy học một cách thuận lợi, khoa học và sáng tạo hơn. “Việc tổ chức Hội thảo khoa học nhằm trao đổi, chia sẻ học thuật về ứng dụng UDL sao cho hiệu quả giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước như ngày hôm nay là việc làm có ý nghĩa, mang lại giá trị thực tiễn và nhân văn” - PGS.TS Nguyễn Văn Hiền bày tỏ.
Hỗ trợ để giáo viên dạy học hòa nhập hiệu quả hơn, thúc đẩy giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật
Việt Nam đã ký Công ước Quyền của người khuyết tật vào ngày 22/10/ 2007. Công ước Quyền của người khuyết tật là một điều ước quốc tế về nhân quyền, ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh.
Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý, bảo đảm người khuyết tật được tham gia các hoạt động giáo dục. Việt Nam cũng không ngừng đổi mới, nỗ lực nhằm thúc đẩy giáo dục dành cho đối tượng là trẻ em khuyết tật. Phương pháp UDL đã phát triển ở nhiều nước nhưng với Việt Nam còn mới.
Theo ông Tạ Ngọc Trí, UDL không phải là khung lý thuyết hay phương pháp giảng dạy xa lạ, mà là công cụ hỗ trợ để giáo viên dạy học hòa nhập hiệu quả hơn. Với triết lý ‘dạy học cho tất cả mọi người’, UDL mang lại các giá trị cơ bản như: Cơ hội học tập bình đẳng, định hướng cá nhân hóa, hỗ trợ giáo viên.
Mặc dù UDL được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, nhưng tại Việt Nam, thuật ngữ này và cách ứng dụng trong giáo dục trẻ khuyết tật còn khá mới mẻ. Do đó, ông Tạ Ngọc Trí cho rằng, cần nỗ lực nâng cao nhận thức và hiểu biết đúng đắn cho đội ngũ giáo viên, những người luôn mong muốn thay đổi mạnh mẽ về việc ứng dụng đúng đắn và hiệu quả UDL trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.
“Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, hướng tới giáo dục phát triển năng lực cho mọi học sinh, đào tạo thế hệ mới gánh vác trách nhiệm thực thi và thúc đẩy Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta rất cần sự bứt phá trong giáo dục” - ông Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh.
Vì sự công bằng và chất lượng trong giáo dục, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học gợi mở, chúng ta cần phải chú trọng tới việc đáp ứng nhu cầu phát triển của từng học sinh và cơ hội học tập, hợp tác, phát triển cùng nhau của các em, bất kể là học sinh khuyết tật hay không khuyết tật.
Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Nhật Linh – Chuyên gia giáo dục của UNICEF Việt Nam chia sẻ, UDL là phương pháp tiếp cận mang tính chuyển đổi, hướng tới xây dựng môi trường học tập có tính tiếp cận cao và khuyến khích sự tham gia vào bài học của tất cả học sinh, bao gồm cả trẻ khuyết tật.
Bằng cách tích hợp các phương pháp giảng dạy linh hoạt, lộ trình học tập được cá nhân hóa cùng với nhiều phương tiện kích thích sự tương tác của trẻ, UDL thúc đẩy chiều kích công bằng và hòa nhập trong lớp học.
UDL không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật nói riêng mà còn làm phong phú thêm trải nghiệm học tập cho tất cả học sinh nói chung, thông qua việc đáp ứng nhu cầu và phong cách học tập đa dạng các em học sinh.
Trầm cảm có thể gây chứng đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcĐau bụng kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nghiên cứu mới cho thấy có khả năng trầm cảm đóng vai trò gây ra chứng đau bụng kinh.
Mãn kinh có làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh mất trí nhớ ngày càng trở nên phổ biến và chưa có cách chữa trị. Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh trầm trọng có liên quan đến việc tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, nghiêm trọng là chứng mất trí nhớ.
7 thói quen gây nhiễm nấm âm đạo có thể bạn không ngờ tới
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcPhần lớn phụ nữ bị nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Dưới đây là 7 nguyên nhân bất ngờ gây nhiễm nấm âm đạo chị em cần biết để tránh.
9 loại virus trong tinh dịch có khả năng gây đại dịch
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo CIDRAP - Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm (Đại học Minnesota, Minneapolis) - một đánh giá có hệ thống mới về 373 nghiên cứu cho thấy phát hiện 22 loại virus trong tinh dịch người sau khi nhiễm trùng cấp tính, bao gồm các tác nhân gây bệnh có khả năng gây đại dịch.
Việt Nam đối mặt tình trạng mức sinh giảm thấp nhất từ trước đến nay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo tham vấn chính sách duy trì mức sinh thay thế do Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức sáng 11/12 tại Hà Nội.
Phụ nữ mang thai có nên ăn cà tím?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều người cho rằng, cà tím độc cho phụ nữ mang thai. Vậy thực hư thế nào? Người mang thai có nên ăn cà tím không?
Phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 10/12, Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2024 với chủ đề: “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
U xơ tuyến vú có dẫn đến ung thư vú không?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcU xơ tuyến vú là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn khối u tiến triển chậm nhưng cũng có một số trường hợp gây đau tức, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em lo sợ bị ung thư vú.
6 nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục tự nhiên
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMất ngủ khi mang thai có thể do thay đổi nội tiết tố, tư thế không thoải mái hoặc đi tiểu nhiều vào ban đêm. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và biện pháp khắc phục tự nhiên.
Nhận biết viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh đường hô hấp dễ xảy ra nhất vào thời điểm giao mùa. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.