Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau đầu nên hay không nên dùng ĐTDĐ trong trường học

Thứ tư, 14:51 10/11/2010 | Xã hội

Dưới đây những tranh luận có hay không nên dùng điện thoại di động trong trường học.

 
Quan trọng là nhận thức!
 
(Thầy Nguyễn Quốc Bình (Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội):
 
Bản thân điện thoại di động không có gì là xấu, nhưng vấn đề đặt ra ở đây đối với học sinh là các em đang sử dụng điện thoại di động với không ít những mục đích làm cho người lớn chúng ta phải giật mình. Đặc biệt trong thời gian gần đây, có nhiều vấn đề trong đời sống học sinh được chính chiếc điện thoại hàng ngày của các em “tố cáo”.
 
Nhiều ý kiến đưa ra: Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường? Bên cạnh việc nhìn nhận ra những mặt tiêu cực trong việc học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường cũng cần phải nhìn thấy những tiện ích, mặt tích cực của chiếc điện thoại trong đời sống học tập và sinh hoạt của các em.

Và quan trọng nhất vẫn là nhận thức của các em chứ không phải là những hình thức cấm đoán. Trách nhiệm này cần có sự phối hợp đồng bộ của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Có nhiều clip được các học sinh đưa lên trên mạng nhưng chính bản thân các em cũng không nhận thức được hết những vấn đề mà clip đó gây ra. Nguyên nhân sâu xa là không ai đưa ra cảnh báo để các em hiểu rõ cũng như các em thiếu những kỹ năng cần thiết.

Vì vậy, không phải là việc cấm hay không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động, mà trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường và xã hội là cần phải trang bị cho các em kỹ năng và nhận thức để tự bản thân các em học sinh có thể nhận thức và suy xét kỹ trước khi hành động

Càng cấm vấn đề càng phức tạp! (Cô Nguyễn Thị Tính - 50 tuổi – Khu tập thể Đại học Giao thông, Hà Nội):
 
Là một phụ huynh, tôi thấy việc học sinh sử dụng điện thoại di động là một sự cần thiết. Nhiều khi chính nhờ điện thoại di động mà chúng tôi thấy yên tâm trong việc quản lý cũng như nắm bắt tình hình của con cái.
 
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đặt ra là các con đang lạm dụng hoặc sử dụng thái quá điện thoại trong mục đích sử dụng như việc quay hay truyền tay nhau những clip sex, đánh nhau… thậm chí có không ít những clip về mối quan hệ giữa thầy và trò trên lớp.

Điều đáng quan tâm hơn nữa, tôi thấy nhiều khi các con đang sử dụng những mặt tiêu cực của điện thoại như một thói quen xấu. Đơn giản chỉ bắt đầu từ thói quen sử dụng điện thoại trong lớp học, nhưng sẽ không thể lường trước được nếu chỉ vì thói quen ấy mà các con sử dụng trong giờ thi…

Tôi đồng ý việc phụ huynh trang bị điện thoại di động cho con nhưng lại không tán thành nhiều gia đình có điều kiện luôn trang bị những chiếc điện thoại đắt tiền cho con mình khi con cũng mới chỉ học lớp 4, lớp 5.
 
Thực ra, điện thoại hiện đại nhiều chức năng cũng giúp ích nhiều đối với các con, nhưng đôi khi chính từ những chiếc điện thoại đắt tiền đó, bản thân các con cho rằng mình là người sành điệu và vô tình trong chính thế giới điện thoại lại làm nảy sinh sự phân hóa đối với các bạn cùng trang lứa, thậm chí còn ảnh hưởng tới chính sự an toàn của các con.

Rồi nhiều khi ngay trên lớp, các thầy cô có thể thu hoặc giữ điện thoại của học sinh, nhưng tôi thấy thực ra không giải quyết được gì, mà vấn đề là phải làm thế nào xây dựng được ý thức cho các con sử dụng đúng lúc đúng chỗ. Đặc biệt là phải định hướng cho các con việc sử dụng để điện thoại thực sự phát huy được mặt tích cực của nó, ngay cả trong nhà trường.

Cấm học sinh sử dụng điện thoại di động thực sự không phải là cách làm tốt, cứ khi nào không làm được thì cấm, không quản lý được thì cấm như thế nhiều khi sẽ có hiệu quả ngược lại. Càng cấm các con càng sử dụng, càng cấm càng dùng một cách không có định hướng. Như vậy, vấn đề sẽ lại càng trở nên phức tạp hơn.
 
Không lường trước hậu quả khi quay “clip đen” (Lê Huyền Trân - THPT Việt Đức, Hà Nội)
 
Học sinh sử dụng điện thoại di động thực sự là một nhu cầu cần thiết. Điện thoại không chỉ giúp chúng em liên lạc với cha mẹ, bạn bè mà còn là một phương tiện giải trí, xả stress hữu hiệu.
 
Nhiều khi việc quay clip đánh nhau hoặc ghi âm, chụp ảnh trong lớp học… đều xuất phát từ bản năng muốn dùng tính năng của điện thoại ghi lại những “khoảnh khắc” đó chứ không phải sự cố ý và chúng em cũng không ý thức hết được những hậu quả nghiêm trọng.

Nhưng đối với việc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường thì thực sự là một việc không cần thiết. Ở Đức, trong mỗi giờ học thầy giáo luôn đưa ra 1 chiếc hộp rồi đề nghị học sinh cho hết điện thoại vào đó để không bị phân tâm bởi việc nhắn tin hay gọi điện. Em thấy đó thực sự là một cách làm hay mà chúng em không hề thấy khó chịu.

Hiện nay, mọi người đều sử dụng điện thoại di động, vậy thì tại sao học sinh lại bị cấm? Em nghĩ ở trường nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động, quan trọng là kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và nâng cao cho chúng em nhận thức về những hành động của mình mỗi khi sử dụng những chức năng của điện thoại.
 
Thiếu và buồn khi không có điện thoại! (Diễm Anh - THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội)
 
Nói điện thoại là vật bất ly thân của học sinh thì cũng không hẳn chính xác, nhưng không có điện thoại em cũng thấy thiếu và buồn, nên thực sự nó là một vật cần thiết.
 
Việc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động bản thân em thấy là có thể bố mẹ sợ con cái sao nhãng việc học tập hoặc thầy cô sợ học sinh sử dụng vào những mục đích xấu, truyền tay nhau những clip đen.

Mọi người đừng chỉ nhìn vào những tiêu cực từ chiếc điện thoại với học sinh mà cấm đoán. Có lẽ bên cạnh những điều tiêu cực luôn bị lên án thì mặt tích cực của điện thoại là nhiều hơn.

Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của học sinh với việc sử dụng điện thoại như thế nào. Cái này mới thực sự là cái học sinh chúng em thiếu và cần.

Bố mẹ nên kiểm tra điện thoại của con (Nguyễn Hải Linh – Lớp 7, Trường THCS Tây Sơn, Hà Nội)

Trước đây khi là học sinh tiểu học, em chỉ sử dụng điện thoại để nghe và gọi cho bố mẹ. Bây giờ em chủ yếu gọi cho bạn bè để trao đổi bài tập, đôi khi xem các chương trình truyền hình trên điện thoại di động để giải trí.

Bình thường, bố mẹ em vẫn thường kiểm tra điện thoại di động để có thể kiểm soát được việc sử dụng của em. Em thấy đó cũng là việc làm cần thiết và không cảm thấy khó chịu với việc này. Có thể việc kiểm tra điện thoại của con cái sẽ tích cực và hợp lý hơn với việc cấm học sinh sử dụng điện thoại di động.
 
Em không dùng điện thoại (Phương Thảo – THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội)
 
Trong khi điện thoại di động là vật bất ly thân của không ít học sinh thì bản thân em lại không hề sử dụng điện thoại di động cho tới thời điểm này.
 
Em chỉ liên lạc với bạn bè qua Yahoo hoặc bằng điện thoại bàn ở nhà, đôi khi là dùng điện thoại di động của cha mẹ.
 
Có thể nhiều người không tin, nhiều người nghĩ rằng em là người lập dị cổ hủ. Thực sự việc không sử dụng điện thoại di động cũng có nhiều bất tiện, nhưng đơn giản em thấy nó có nhiều vấn đề phức tạp, nên quyết định không sử dụng.
 
Dù không sử dụng điện thoại di động nhưng bản thân em nghĩ cấm học sinh sử dụng điện thoại di động chưa thực sự là một việc làm hợp lý. Những sự việc xảy ra trong thời gian qua được nói đến cũng chỉ là những trường hợp cá biệt, điển hình chứ không phải là đa số.
 
Khi học sinh đã coi điện thoại là “một phần tất yếu của cuộc sống” thì có thể cấm được không?
 
Theo Vietnamnet

 

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước

Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước

Pháp luật - 28 phút trước

GĐXH – Chỉ vì mâu thuẫn lặt vặt trong gia đình, một người mẹ trẻ đã nhẫn tâm ném con ruột mới hơn 3 tháng tuổi xuống mương nước...

Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước

Mâu thuẫn với chồng, vợ đem con 3 tháng tuổi ném xuống mương nước

Pháp luật - 36 phút trước

Mâu thuẫn với chồng và gia đình, Lê Thị Ngọc Huyền đem con mới chỉ 3 tháng tuổi ném xuống mương nước gần nhà. Thi thể cháu bé được người thân tìm thấy ngay sau đó.

Dự báo thời điểm không khí lạnh mạnh xuất hiện gây rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc

Dự báo thời điểm không khí lạnh mạnh xuất hiện gây rét đậm, rét hại ở khu vực miền Bắc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, khoảng chiều tối và đêm 25/11, khu vực Bắc Bộ đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường. Nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ.

Tin sáng 24/11: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, rét đậm dưới 10 độ; lương hưu cao nhất và thấp nhất hiện nay là bao nhiêu?

Tin sáng 24/11: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, rét đậm dưới 10 độ; lương hưu cao nhất và thấp nhất hiện nay là bao nhiêu?

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta với nhiệt độ thấp nhất khoảng 16-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ; người lãnh lương hưu cao nhất mỗi tháng hơn 140 triệu đồng, người nhận mức lương thấp nhất là 2,34 triệu đồng/tháng.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 1 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích

Tìm thấy thi thể chủ tịch Hội nông dân xã sau nhiều ngày mất tích

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng tìm thấy thi thể ông P. cách vị trí đôi dép mà ông để lại bên bờ sông Nậm Mộ khoảng 300m.

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Danh sách 5 con giáp biết nắm bắt thời cơ nên con đường sự nghiệp lên như diều gặp gió

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này biết mình nên làm gì và không nên làm gì vào những hoàn cảnh khác biệt, nhờ vậy mà họ có khả năng làm vừa lòng mọi người và thăng tiến vô cùng nhanh chóng.

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Cháy nhà 8 tầng ở Hà Nội, 7 người được hướng dẫn thoát nạn

Xã hội - 11 giờ trước

Ngôi nhà 8 tầng ở phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy, 7 người mắc kẹt bên trong đã được Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn thoát nạn an toàn.

Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê

Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đầu tháng 9/2024, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hoá) sửng sốt khi biết gia đình chị L vừa bị kẻ gian đào trộm mộ, lấy đi một phần hài cốt của bố chồng chị này. Vụ việc không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến nhiều người bị ám ảnh, kinh hãi.

Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy

Nhặt ve chai ở bờ biển, người đàn ông Quảng Ngãi phát hiện 1.500 viên ma túy

Pháp luật - 12 giờ trước

Khi đang đi nhặt ve chai ven bờ biển Quảng Ngãi, ông Hùng phát hiện túi nylon chứa 1.500 viên nén màu trắng, ông nghi là ma túy nên báo tin cho đồn biên phòng.

Hàng trăm người dân đua nhau ra cào 'lộc biển'

Hàng trăm người dân đua nhau ra cào 'lộc biển'

Xã hội

GĐXH - Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của sóng lớn trong mùa biển động, hàng chục tấn dắt dạt vào bờ biển xã Diễn Kim. Đây là hiện tượng lần đầu xuất hiện ở đây, hàng trăm người dân đua nhau ra cào, vớt "lộc biển".

Top