Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau đầu với nắng hè

Thứ hai, 10:55 23/04/2012 | Sống khỏe

GiadinhNet -Thời tiết thay đổi, nắng gắt đầu hè, áp lực công việc, cơ thể mất nước… sẽ làm nhiều người bị đau đầu. Làm sao để đối phó?

Day huyệt, châm cứu là một biện pháp điều trị hiệu quả đau đầu do thời tiết. Ảnh: TL

Nguyên nhân
 

Phòng chống đau đầu trong thời tiết này chủ yếu là hạ nhiệt cho môi trường xung quanh, đảm bảo thời gian ngủ, ăn các món thanh đạm, nhiều rau quả, bồi bổ vitamin B1, B6, B12… cho cơ thể. Uống nhiều nước và mang theo ô, đội mũ nón rộng vành khi ra ngoài trời nắng. Rèn luyện thể chất là liều thuốc tốt nhất bởi chứng đau đầu có thể sẽ biến mất nếu chăm tập thể lực.
(BS Nguyễn Kiểm, BV Đa khoa Tràng An)

Theo BS Hữu Lợi, Viện Châm cứu TƯ, đau đầu khi chớm hè có nhiều nguyên nhân: Oi bức quá gây đau đầu, trời đang nóng chuyển sang lạnh hay thay đổi có gió cũng gây đau đầu. Đặt chế độ máy điều hòa quá chênh lệch giữa bên ngoài và trong phòng lạnh khi bước ra ngoài cũng hay bị đau đầu. Khát nước, tức ngực, bủn rủn chân tay hoặc mất ngủ, trong phòng làm việc có người hút thuốc cũng gây đau đầu.

BS Nguyễn Kiểm, BV Đa khoa Tràng An (Hà Nội) cho biết thêm, đau đầu do thời tiết thay đổi chiếm tỉ lệ khá cao; thường kèm theo cảm giác chán ăn, toàn thân mỏi mệt, khó ngủ, nhất là làm việc nhiều, nghỉ ngơi không hợp lý sẽ bị những cơn đau dai dẳng và dữ dội. Có khoảng 1/2 phụ nữ bị đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt, cơn đau khu trú ở một nửa đầu, đôi khi luân phiên từ bên nọ sang bên kia khiến cứng cơ cổ, nặng đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập hết cơn này đến cơn khác. Người bệnh có thể buồn nôn, sợ tiếng động và ánh sáng, dễ bị kích thích, cáu gắt.

Theo các bác sĩ, đau đầu còn do nhiều nguyên nhân gây khác như nắng nóng ra mồ hôi nhiều, mất nước, không bổ sung nước kịp thời. Đau đầu có thể do ăn uống quá nhanh các thực phẩm, đồ uống lạnh khiến các mạch máu, cơ mặt co lại sinh đau đớn. Thần kinh hoạt động quá tải, căng thẳng, ăn uống thiếu chất… dẫn đến hơn 70% trường hợp đau đầu cấp tính, với triệu chứng đau 2 bên thái dương, đầu căng nhức liên tục, nhói lên ở một vùng không cố định rồi lan tỏa ra xung quanh.
 
Đau đầu hơn nếu tiếp xúc nhiều với nắng hè

Theo BS Hữu Lợi, trước hết cần xác định nguyên nhân gây đau đầu để chữa trị. Nếu đau đầu do thời tiết thì uống thuốc, day huyệt, châm cứu sẽ giúp cơn đau đầu qua đi. Nếu đau dữ dội sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, nhưng cũng không nên lạm dụng. Y học cổ truyền có những liệu pháp giảm đau đầu đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn thuốc giảm đau như thủy liệu pháp, hương liệu pháp, châm cứu, massage, yoga…

BS Nguyễn Kiểm khuyên, nếu đau đầu do thiếu nước nên uống nước muối sinh lý để xử lý tình trạng mất nước, sau đó nên nằm nghỉ, gối đầu thấp. Đau đầu do thực phẩm lạnh nên dùng tay mát xa nhiều lần vùng đầu, mặt chỗ đau để giảm cảm giác đau. Đau đầu do thiếu ngủ tốt nhất nên duy trì giấc ngủ đủ để đảm bảo sức khoẻ cho não bộ, đặc biệt chú ý làm việc - nghỉ ngơi - ngủ đủ, tránh quá căng thẳng, mệt mỏi. Chứng đau đầu do trúng nhiệt, phòng tránh tốt nhất là nên để phòng ngủ, phòng làm việc thoáng khí, quạt và máy lạnh không nên thốc thẳng vào người.

Đau nửa đầu phần lớn do hàm lượng magiê trong cơ thể quá thấp. Nên ăn thực phẩm giàu magiê như gạo, đậu nành, nấm, đào, nhãn, hồ đào, lạc… Các loại quả dâu như dâu tây, dâu đen…đều có chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng. 

Ngủ quá nhiều hay quá ít hoặc rối loạn giấc ngủ đều có thể là khởi phát của chứng đau đầu hay đau nửa đầu. Hãy đi ngủ và thức giấc đúng giờ, kể cả dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ. Nếu ngủ dậy cảm thấy không thoải mái, hoặc rơi vào trạng thái buồn ngủ, lơ mơ trong ngày thì bạn nên gặp bác sĩ để sớm ngăn chặn sự rối loạn. Tiếp xúc quá nhiều với nắng hè sẽ làm bệnh đau đầu và đau nửa đầu thêm trầm trọng. Do đó, ra trời nắng nhớ mang mũ rộng vành để nắng không rọi trực tiếp vào mặt. Đừng để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng.

Mùa hè nên dùng rau tươi quả tươi với các món đồ, hấp luộc, nướng vì có nhiều chất dinh dưỡng, giúp đối phó với nắng nóng và giảm đau đầu. Hàng ngày nên uống các loại sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa từ hạt điều, sữa bò…Khi đi xa, bạn hãy luôn mang theo chai nước uống bổ sung nước đủ để cơ thể không bị mất nước.

Sau cơn đau đầu, bạn nên ngủ một giấc sâu, giúp sức khỏe sẽ phục hồi tốt. Nếu đau đầu hơn 2 lần/ngày là cơ thể bạn có vấn đề. Đau nửa đầu tần suất có thể là 1-2 lần/tháng, nhưng cũng có thể 4-5 lần/tháng mà không xác định được nguyên nhân thì bạn nên đi khám chuyên khoa để cắt cơn đau và dự phòng cơn đau đầu. Không nên sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi vì dễ bị hiệu ứng hồi ngược và lâu dài thuốc giảm đau sẽ mất tác dụng.
 
Trà Giang
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 20 giờ trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 21 giờ trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Top