Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng

Thứ hai, 08:36 15/05/2023 | Dân số và phát triển

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, căn bệnh này thường diễn tiến âm thầm, triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chị em phụ nữ bỏ qua.

1. Ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ giới, là nơi sản xuất và lưu trữ trứng để thực hiện quá trình sinh sản. Buồng trứng cũng là cơ quan sản xuất nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Trên cơ thể người phụ nữ có hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái.

Ung thư buồng trứng là sự hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh, làm mất chức năng của buồng trứng.

Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hoặc đường bạch huyết tới nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u mới.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng - Ảnh 1.

Hình ảnh ung thư buồng trứng.

Buồng trứng chủ yếu được tạo thành từ 3 loại tế bào. Mỗi loại tế bào có thể phát triển thành một loại khối u khác nhau:

- Các khối u biểu mô bắt đầu từ các tế bào bao phủ bề mặt bên ngoài của buồng trứng. Hầu hết các khối u buồng trứng là khối u tế bào biểu mô.

- Các khối u tế bào mầm bắt đầu từ các tế bào sản xuất trứng.

- Các khối u mô đệm bắt đầu từ các tế bào mô cấu trúc giữ buồng trứng lại với nhau và tạo ra các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Một số khối u này lành tính (không phải ung thư) và không bao giờ lan ra ngoài buồng trứng. Các khối u buồng trứng ác tính (ung thư) hoặc ở ranh giới (tiềm năng ác tính thấp) có thể lây lan (di căn) sang các bộ phận khác của cơ thể.

2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên chị em cần cảnh giác khi phát hiện có các dấu hiệu sau vì chúng rất có thể là các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng như:

Có cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới Mệt mỏi Ăn kém, khó ăn hoặc có cảm giác đầy bụng kể cả không ăn no Thường xuyên buồn đi tiểu Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt Đau lưng Đau khi quan hệ tình dục Sụt cân không rõ nguyên nhân…

Khi có những dấu hiệu trên, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Để chẩn đoán ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: Siêu âm, CT, MRI, PET-CT, XQ tim phổi, các xét nghiệm chỉ điểm khối u, xét nghiệm tế bào, chẩn đoán mô bệnh học...

Nếu kết quả xác định ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá cẩn thận mức độ bệnh, khả năng phẫu thuật, đáp ứng điều trị, tư vấn, giải thích cụ thể cho người bệnh. Tùy vào sự tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng - Ảnh 2.

Chị em không nên chủ quan với các dấu hiệu nghi ngờ ung thư buồng trứng.

3. Các biện pháp điều trị ung thư buồng trứng

Điều trị ung thư buồng trứng là điều trị kết hợp và chăm sóc toàn diện, bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết… Thường điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hoặc trị liệu bức xạ. Càng ở giai đoạn sớm, khi ung thư ít xâm lấn thì hiệu quả điều trị càng cao.

Ở giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng thường được phẫu thuật để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư, lượng tế bào ung thư còn sót lại có thể được điều trị bằng hóa trị hay xạ trị.

Thông thường, người bệnh sẽ phải cắt buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung, cắt mạc nối và các hạch ở ổ bụng. Tuy nhiên, nếu người bệnh có nguyện vọng muốn sinh con, bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn các bộ phận chưa bị tế bào ung thư xâm lấn.

Người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, không dùng thuốc không đúng chỉ định hoặc bỏ thuốc và tái khám đúng hẹn. Bên cạnh đó cần có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc, giảm chất béo, hạn không sử dụng bia rượu và các chất kích thích…


BSCKI Hoàng Trọng Điểm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top