Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ, cha mẹ không được quên

Thứ bảy, 11:53 29/07/2023 | Mẹ và bé

Cha mẹ phải nhớ những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ em để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Viêm màng não ở trẻ là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương. Đây là căn bệnh nguy hiểm, thường diễn biến nặng và có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài nếu phát hiện sớm những dấu hiệu để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, viêm màng não là phản ứng viêm của màng não và khoang dưới nhện, biểu hiện bằng tăng bất thường số lượng bạch cầu trong dịch não tủy. Hầu hết các trường hợp viêm màng não là do nhiễm virus, những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm cũng có thể dẫn đến viêm màng não. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, viêm màng não có thể điều trị khỏi trong một vài tuần hoặc có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ, cha mẹ không được quên - Ảnh 1.

Sốt, nôn, đau đầu là ba biểu hiện thường gặp ở trẻ bị viêm màng não. (Ảnh minh họa)

Biểu hiện lâm sàng bệnh viêm màng não ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi, thời gian trước khi nhập viện và phản ứng của từng trẻ đối với tình trạng nhiễm trùng.

Sốt, nôn, đau đầu là ba biểu hiện thường gặp ở trẻ bị viêm màng não. Trẻ có thể sốt cao, trẻ sơ sinh có thể sốt nhẹ hoặc vừa, hạ thân nhiệt trong những trường hợp nặng. Trẻ lớn có thể nôn vọt, liên tục, không liên quan đến bữa ăn. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi bú kém, bỏ bú, ọc sữa, bụng chướng. Trẻ lớn biểu hiện đau đầu theo cơn hoặc liên tục, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Rối loạn tiêu hóa, ho, chảy nước mũi... cũng là những biểu hiện ban đầu của viêm màng não trẻ. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp thông thường hay sốt do virus. Do đó, cha, mẹ cần liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ kèm các triệu chứng kèm theo.

Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em cha mẹ cần theo dõi sát như:

  • Co giật: Toàn thân hoặc có thể khu trú ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải. Tuy nhiên trường hợp nào cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
  • Rối loạn ý thức: Ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.
  • Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, cứng gáy, sợ ánh sáng, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân hoặc nửa người.

ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu lưu ý, dấu hiệu viêm màng não trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ ban đầu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, chưa biết thể hiện và diễn tả cụ thể nên cha mẹ cần nhận biết được bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Nên cho trẻ bổ sung omega-3 ở độ tuổi nào?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Omega 3 mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, nhưng có nên bổ sung chất béo omega-3 hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng ngày...

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Giống như người lớn, tăng huyết áp trẻ em không có dấu hiệu đặc trưng nhất định nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị, trẻ em cũng có thể thực hiện các bài tập theo độ tuổi để ổn định huyết áp.

Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu

Ngoáy tai cho con tại nhà, bé 2 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Bé 2 tuổi ở Phú Thọ được cha mẹ đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng tai đau, chảy dịch vàng sau khi được lấy ráy tai tại nhà.

Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Bé 14 tuổi ở Hà Nội bất ngờ nhập viện vì viêm phần phụ cấp, bác sĩ cảnh báo nguyên nhân

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Người thân và bản thân bệnh nhân đều khẳng định chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm phần phụ cấp ở bệnh nhân thường do vi khuẩn lậu và Chlamydia gây nên chiếm tỷ lệ khoảng 70%.

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa

Bí quyết phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khí hậu ẩm ướt, sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng khiến hệ thống miễn dịch vốn còn non nớt của trẻ lại càng yếu hơn. Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa?

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Chăm sóc trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần biết điều này

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Chốc lở là căn bệnh thường tiến triển vào mùa hè, rôm sảy là một nguyên nhân để khuẩn liên cầu dễ xâm nhập vào trẻ. Nếu trẻ sốt, quấy khóc nhiều, các tổn thương da có mủ hoặc loét sâu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Những điều nên và không nên khi cho bé ăn dặm lần đầu

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Ăn dặm là giai đoạn cho bé làm quen với thức ăn đặc là một cột mốc thú vị. Khi trẻ bắt đầu tiếp xúc vói thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ nên được hình thành phong cách ăn uống lành mạnh.

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này…

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Bài tập nào giúp tăng chiều cao tốt nhất?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Mặc dù sự phát triển chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng... nhưng tập luyện đều đặn, thường xuyên có tác dụng nâng cao sức khỏe, đóng góp tích cực vào việc cải thiện chiều cao.

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

3 biến chứng thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ sau sinh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia y tế, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao có nguy cơ tiền sản giật, làm tăng nguy cơ gây đột quỵ, khoảng 5 – 8% trường hợp sản giật có nguy cơ tử vong.

Top