Dấu hiệu cơ thể mất nước ngày nắng nóng, điều thứ 3 nhiều người bị nhưng không ai để ý
GiadinhNet - Mệt mỏi, nhức đầu, khô da, khô miệng... là những dấu hiệu dễ thấy khi bị mất nước. Đừng chỉ uống nước khi thấy khát.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm tăng cao bất thường mấy ngày qua khiến nhiều người bị suy kiệt sức khỏe, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não với mọi người, nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ hoặc người có công việc phải ra ngoài đường nhiều.
Chuột rút, kiệt sức vì nóng hay say nắng thường xuất hiện ở trẻ lớn tham gia hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng, ví dụ trong giờ chơi thể thao. Với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước.
BS Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các bệnh liên quan tới nắng nóng, ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu.
Say nắng (hay còn gọi là sốc nhiệt) là tình trạng cấp cứu, rất nguy hiểm trong mùa nắng nóng
Say nắng là bệnh nghiêm trọng do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồ hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút.
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết say nắng (hay còn gọi là sốc nhiệt) là tình trạng cấp cứu, có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Trong ngày cao điểm nắng nóng năm 2019, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày.
Các dấu hiệu cảnh báo say nắng gồm: Thân nhiệt lên cao (hơn 39,5 độ C); da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh; đau đầu nhức nhối; chóng mặt; buồn nôn; mê sảng; mất ý thức.
Dấu hiệu cơ thể mất nước vào ngày nóng:
Khô miệng, hôi miệng: Đó là do cơ thể không đủ chất lỏng nên không thể tạo nước bọt. Khô miệng, cơ thể thiếu nước khiến bạn có thể bị hôi miệng.
Da khô: Việc đầu tiên khi phát hiện da khô hơn bình thường, không phải là dùng kem dưỡng ẩm mà hãy uống bổ sung nước.
Tiểu ít: Nếu cơ thể không đủ nước, thận không thể mang chất thải ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu. Khi nước tiểu quá cô đặc, chất thải khoáng dính vào nhau tạo sỏi thận.
Nước tiểu sẫm màu: Nước tiểu là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khoẻ hiện tại. Nếu cơ thể được bổ sung nhiều nước thì nước tiểu càng trong. Khi nước tiểu đậm màu, thậm chí màu trà, bạn nên nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là thiếu nước. Tuy nhiên, nhiều người không để ý đến dấu hiệu này.
Táo bón: Hệ thống thận - tiết niệu và tiêu hoá ảnh hưởng rất nhiều bởi việc dùng đủ nước hay không. Giống với thận, hệ thống tiêu hóa cần nhiều nước để hoạt động trơn tru. Nước giúp thức ăn di chuyển qua ruột và ruột khỏe mạnh. Táo bón có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không đủ chất lỏng để mang chất thải ra ngoài.
Mệt mỏi, nhức đầu: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy. Cơ thể không đủ nước sẽ khiến huyết áp giảm, lưu lượng máu đến não chậm lại và nhịp tim tăng lên khiến bạn khó chịu, thậm chí khó thở hơn bình thường.
Để phòng ngừa say nắng các bác sĩ đưa ra lời khuyên, những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Khi nhiệt độ lên cao, nắng nóng gay gắt ở giờ cao điểm 11 - 15 giờ nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Q.An
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 9 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 13 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 19 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.