Dấu hiệu khi đi đại tiện giúp phát hiện sớm ung thư
Ung thư đại trực tràng là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, tiên lượng điều trị thường rất tốt.
TS.BS Nguyễn Minh Trọng - Trưởng khoa Ngoại Gan mật, tiêu hóa và ung bướu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Theo Globocan 2020, tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong các loại ung thư thường gặp và đứng thứ 2 trong ung thư đường tiêu hóa gặp ở cả 2 giới với tỉ lệ chiếm 9% (với 16.426 ca).
Ung thư đại trực tràng hiện nay được điều trị đa mô thức với sự phối hợp của các chuyên gia về tiêu hoá, nội soi can thiệp, ngoại khoa, ung thư… Với sự phát triển của phương tiện chẩn đoán và sự quan tâm của xã hội, nhiều ca bệnh ung thư đại trực tràng được phát hiện sớm. Việc chẩn đoán sớm giúp tiên lượng điều trị bệnh tốt hơn.

Dấu hiệu đau bụng cảnh báo ung thư đại trực tràng (Ảnh: ST)
Mới đây, Khoa thăm dò chức năng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thực hiện cắt ESD (Endoscopic submucosal dissection) là phương pháp cắt khối u tổn thương cho bệnh nhân u tuyến đại tràng.
Bệnh nhân Đ.T. C (68 tuổi ở Dương Kinh – Hải Phòng), có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường điều trị thường xuyên. Bệnh nhân có thể trạng béo, tiền sử 2 lần bị tai biến mạch máu não đã điều trị ổn định. Kết quả thăm khám của bà C phát hiện u ở đại tràng sigma kích thước 3x3cm. Sau khi sinh thiết giải phẫu bệnh là u tuyến ống loạn sản độ thấp. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp cắt u dưới nội soi đại tràng.
TS.BS Trần Thanh Hà - Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, bệnh nhân được làm thủ thuật cắt toàn bộ u và gửi giải phẫu bệnh. Sau 30 phút làm thủ thuật, bệnh nhân đã ngồi dậy nói chuyện bình thường. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về Khoa Ngoại gan mật, tiêu hóa và ung bướu theo dõi tiếp. Bệnh nhân có thể ra viện trong 2-3 ngày sau khi tiến hành cắt u.
TS Trần Thanh Hà nhấn mạnh, kỹ thuật cắt u ESD được chỉ định trong nhiều trường hợp chủ yếu là ung thư dạ dày, đại – trực tràng sớm, những tổn thương tiền ung thư như loạn sản, dị sản mà điều trị nội khoa nhiều lần không cải thiện.
Ung thư đại trực tràng có thể phát hiện sớm nếu tầm soát qua nội soi đại tràng. Một số dấu hiệu báo ung thư đại trực tràng được các chuyên gia ung bướu lưu ý như sau:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
- Chán ăn, khó tiêu, đầy chướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon.
- Mệt mỏi và suy nhược: Mệt mỏi do ung thư đại trực tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
- Giảm cân bất thường.
Đặc biệt những dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện là dấu hiệu thường gặp của ung thư đại trực tràng. Các dấu hiệu bao gồm:
- Rối loạn liên quan bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
- Hình thái phân thay đổi: Phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), phân nát, phân nhầy có máu. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi bệnh ở giai đoạn muộn, có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Bác sĩ Thanh khuyến cáo để phát hiện ung thư đại trực tràng sớm, người trên 50 tuổi nên nội soi dạ dày, soi đại tràng định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần hoặc đi khám chuyên khoa khi có bất cứ dấu hiệu bất thường kể trên.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ được chữa khỏi bệnh lên tới 90%. Đã có nhiều bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện ung thư đại trực tràng.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.