Dấu hiệu thường thấy ở vai và cánh tay cảnh báo bệnh ung thư phổi
Bên cạnh triệu chứng thường thấy như ho dai dẳng, những cơn đau bất thường ở vai và cánh tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.
Ung thư phổi thường lây lan nhanh hơn các dạng ung thư khác, với các tế bào ung thư di căn qua máu vào phổi và các bộ phận khác trên cơ thể. Điều này có nghĩa ung thư phổi thường chỉ được phát hiện sau khi đã lây lan.
Mỗi năm, gần 40.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Hầu hết những người này đều trên 60 tuổi hoặc hút thuốc. Ung thư phổi cũng có thể do khói thuốc, bức xạ và các chất như amiăng, hợp chất crom và niken gây ra.
Dạng ung thư phổi phổ biến nhất xảy ra ở đường dẫn khí vào phổi. Điều này thường gây ra các triệu chứng như khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng, kèm theo máu hoặc đờm. Những triệu chứng này có thể gây ra bởi các bệnh lý khác nhau, tuy nhiên, duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tránh các yếu tố gây bệnh là bước đầu tiên để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Ung thư phổi ảnh hưởng đến cánh tay và vai như thế nào?
Nếu một khối u nằm ở phần đỉnh của phổi, nó có thể tạo ra áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu đi vào cánh tay. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác đau và yếu ở các chi. Cảm giác đau thường là châm chích và kéo dài dai dẳng.

Đau phần bả vai và cánh tay có thể là dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn đầu.
Một dấu hiệu khác xảy ra trong giai đoạn đầu của ung thư phổi là ngón tay lớn và tròn bất thường, các đầu ngón tay sưng lên do thiếu oxy.
Không chỉ gây đau và yếu mỏi ở khu vực cánh tay, vai và đôi khi là ngực, trong một số trường hợp, khối u có thể chèn ép vào dòng máu lưu thông lên não, khiến mặt bị sưng tấy.
Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh ung thư phổi
Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư phổi là:
Ho không biến mất sau 2 hoặc 3 tuần Ho lâu ngày và ngày càng nặng Nhiễm trùng ngực tiếp tục tái phát Ho ra máu Đau hoặc đau khi thở hoặc ho Khó thở Mệt mỏi dai dẳng hoặc thiếu năng lượng Chán ăn hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.
Khối u cũng có thể giải phóng một lượng lớn hormone, gây ra thêm một số triệu chứng khác. Tương tự như các dạng ung thư khác, những người bị ung thư phổi thường sẽ cảm thấy mệt mỏi và sụt cân.
Thông thường, ung thư phổi có thể xuất hiện cùng với nhiễm trùng phổi. Vì vậy, nếu đã bị nhiễm trùng phổi lâu năm, không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành các xét nghiệm kiểm tra ung thư phổi.
Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị ung thư phổi?
Chụp X-quang phổi là một trong những xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh thư phổi.
Nếu bạn tin rằng mình đang có những dấu hiệu của ung thư phổi, bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp X-quang phổi. Đây là xét nghiệm ban đầu có thể xác định các cấu trúc bất thường trong phổi cho thấy dấu hiệu của ung thư.
Thông thường sau đó, bạn sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính cũng như sinh thiết từ các tuyến hạch bạch huyết để xác định xem có bị ung thư phổi hay không, đồng thời kiểm tra xem ung thư đã lan ra khỏi phổi hay chưa.
Sau khi có kết quả những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Bệnh càng được chẩn đoán sớm đồng nghĩa bệnh nhân sẽ có cơ hội chữa khỏi cao hơn.
Ở giai đoạn tiến triển của ung thư phổi, bệnh sẽ khó để điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện có vẫn có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, đồng thời giảm bớt một số triệu chứng đau đớn.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.