Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đâu là nguyên nhân khiến bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

Thứ năm, 11:17 05/10/2023 | Giáo dục

Thời gian qua, tại các địa phương liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường. Đáng chú ý, các vụ bạo lực học đường có xu hướng gia tăng không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà cả giữa thầy cô giáo với học sinh.

Hàng loạt vụ bạo lực học đường trong hơn một tháng qua

Liên tiếp những ngày qua xảy ra những vụ bạo lực học đường tại một số địa phương. Đáng nói, không chỉ có những vụ việc bạo lực về mặt thể chất, mà còn có cả những vụ việc bạo lực tinh thần, đến từ chính giáo viên tới học sinh.

Những vụ bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh đã xảy ra liên tiếp ngay khi năm học mới bắt đầu được một tháng. Hầu hết trong số các vụ việc đều xảy ra ngay trong trường học, trong khi nhiều học sinh khác đứng ngoài cổ vũ, reo hò, quay clip thay vì can ngăn hoặc báo cáo với giáo viên.

Đâu là nguyên nhân khiến bạo lực học đường không giảm? - Ảnh 1.

Một nữ sinh lớp 10 tại Đắk Lắk bị bạn học cùng lớp đánh chảy máu.

Cụ thể, ngày 20/9, tại Trường THPT Phan Ngọc Hiển (tỉnh Bạc Liêu) xảy ra vụ việc một học sinh học lớp 11 của trường bị một nữ sinh của trường khác dùng mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào vùng đầu; Ngày 28/9, một nữ sinh lớp 9 trường bán trú THCS thuộc xã Yên Lỗ, huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) bị các bạn nữ đánh hội đồng ngay tại lớp học, dù nạn nhân đã khóc lóc, van xin. Nữ sinh này bị khoảng 7 bạn nữ khác hành hung bằng các hành vi xô đẩy, giựt tóc, tát vào mặt, vào đầu...; Cũng cuối tháng 9, mạng xã hội lan truyền đoạn clip và hình ảnh ghi lại cảnh một nữ sinh ở Nghệ Anh bị một nhóm bạn nữ đánh đập, lột đồ. Dù nữ sinh liên tục khóc, van xin nhưng vẫn không được buông tha; Đầu tháng 10, một nữ sinh lớp 10 tại Đắk Lắk bị bạn học cùng lớp dùng guốc nhọn đánh thẳng vào đầu, chảy nhiều máu…

Với các vụ việc bạo lực giữa giáo viên và học sinh thời gian qua khiến dư luận choáng váng đã xảy ra tại hai ngôi trường THPT tại Hà Nội đó là Trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn) và Trường THPT Phan Huy Chú (Thạch Thất). Sau những vụ việc này, nhiều người đặt câu hỏi vai trò và trách nhiệm của nhà trường ở đâu khi các vụ việc được lan truyền lên mạng xã hội thì ban giám hiệu mới vào cuộc?

Đâu là nguyên nhân khiến bạo lực học đường không giảm? - Ảnh 2.

Vụ việc giáo viên bạo hành học sinh được cho là xảy ra tại Trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội.

Áp lực có phải là nguyên nhân?

Là một giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, cô Nguyễn Thu Thủy (giáo viên tại một trường THCS thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, thực tế, nhiều vụ bạo lực học đường giữa học sinh với nhau xảy ra chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn trong lời ăn tiếng nói, sau đó dẫn tới xô xát. Do đó, khi giáo viên được thông báo có vụ việc xô xát giữa học sinh với nhau thì để hòa giải, giáo viên cần phải có biện pháp xử lý hợp lý, không bao che, thiên vị học sinh nào và báo cho cha mẹ học sinh ngay để cùng phố hợp giáo dục các em.

"Với học sinh, nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường là chịu áp lực từ bạn bè, gia đình, thầy cô. Còn với giáo viên thì chịu nhiều áp lực từ nhà trường, công việc, cuộc sống, gia đình. Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên chúng tôi cũng cần tư vấn tâm lý mỗi khi gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống", cô Thủy chia sẻ.

Tại Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội), cô Trịnh Diệu Hằng - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, phòng Tham vấn học đường của trường đã có nhiều năm nay, nhưng để thu hút học sinh tham gia tích cực hơn thì nhà trường đã tìm cách đổi mới. Cụ thể, năm nay phòng tham vấn có một điểm mới đó là có sự vào cuộc của các em là cựu học sinh nhà trường. Đây là những bạn vừa trải qua những khó khăn và vướng mắc mà bản thân các con đang gặp ở lứa tuổi hiện tại. Vì thế các con học sinh này sẽ có tiếng nói chung cũng như có nhiều sự thấu hiểu hơn với các em học sinh khóa sau.

PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia Tâm lý học, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi vấn đề bạo lực học đường đã trở thành vấn đề cấp bách, chúng ta cần đặt ra những giải pháp trọng tâm. Trong đó, việc trả lại vai trò, vị trí của nhà tham vấn trong trường học cũng như vai trò của phòng tâm lý tư vấn học đường là giải pháp rất cần thiết.

"Trong công cuộc phòng chống bạo lực học đường, chúng ta cần sự tham gia, sự cam kết của cả phụ huynh và các cơ quan, cộng đồng xã hội. Không thể để nhà trường "đơn độc" trong hành trình này. Đối với nhà trường, cần thiết lập một hệ thống sàng lọc định kỳ để xác định được học sinh nào đang có những vấn đề tổn thương sức khỏe tinh thần, có nguy cơ về các vấn đề tâm lý, hay vấn đề hành vi có thể dẫn đến bạo lực. Cần có một quy trình, trong đó có phương thức thuận lợi để mọi người khiếu nại về các hành vi thiếu thân thiện hoặc bạo lực trong nhà trường. Sau đó, phải có quy trình từ khi tiếp nhận thông tin phản ánh khiếu nại về bạo lực, đến biện pháp xử lý thế nào".

Đâu là nguyên nhân khiến bạo lực học đường không giảm? - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, để tránh những hậu quả tâm lý đáng tiếc khi xảy ra những vụ bạo lực học đường, bên cạnh sự quan tâm quản lý của nhà trường, giáo viên làm đúng vai trò trách nhiệm của mình thì gia đình cần là điểm tựa để con luôn tin tưởng và chia sẻ.

Các thầy cô cũng cần được tham vấn tâm lý

Về phía giáo viên, TS. Nguyễn Văn Hòa - người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho rằng, phòng chống bạo lực học đường cần bắt đầu từ nhà quản lý. Ban giám hiệu phải luôn đồng hành chia sẻ, hỗ trợ giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy học sinh.

Để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi mang tính bộc phát, lời nói không thỏa đáng trong lúc nóng giận, mất bình tĩnh, trước hết bản thân mỗi giáo viên phải quản lý được cảm xúc bằng cách cân bằng sức khỏe, tâm trí. Khi có áp lực cần biết cách tự giải tỏa, tìm cách chuyển trạng thái tâm lý. Ví dụ như khi căng thẳng nên tránh tiếp xúc với học sinh, ra khỏi lớp để hạ bực tức, uống nước mát cân bằng lại tâm lý... Điều đó sẽ giúp giáo viên phòng, tránh được những hậu quả khôn lường, kiềm chế được nóng giận và những hành vi mang tính bột phát với học sinh.

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Văn Hòa, bên cạnh sự quan tâm quản lý của nhà trường, giáo viên làm đúng vai trò trách nhiệm của mình thì gia đình cần là điểm tựa để con luôn tin tưởng và chia sẻ, tránh những hậu quả tâm lý đáng tiếc khi xảy ra những vụ bạo lực học đường.

Bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ, việc tổ chức các chuyên đề nhằm giúp giáo viên hiểu, thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, nhận thức rõ những việc được và không được phép làm. "Để ngăn chặn sự việc tương tự, quận Hà Đông sẽ tiếp tục tăng cường nội dung này, giúp giáo viên được bồi dưỡng, thực hành kỹ năng kiềm chế cảm xúc, hành vi để giải quyết các tình huống có vấn đề một cách phù hợp".

TS. Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, tâm lý là vấn đề lớn và rất khó nên những người không có kinh nghiệm kể cả phụ huynh cũng như các thầy cô giáo nếu không có kỹ năng tốt thì việc xử lý các khủng hoảng tâm lý của học sinh sẽ rất khó khăn, đôi khi sẽ làm cho các em ức chế hơn. Do đó, các thầy cô giáo cũng cần được tham vấn tâm lý, cần được lắng nghe, chia sẻ tâm tư và quan trọng nhất là đào tạo kỹ năng ứng xử phù hợp trong môi trường sư phạm.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 2 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 10 giờ trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 11 giờ trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 1 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Giáo dục - 1 ngày trước

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới

Giáo dục - 2 ngày trước

Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo

Giáo dục - 2 ngày trước

30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.

Top