Đâu là nguyên nhân khiến chất lượng sống của các dân tộc thiểu số rất ít người còn thấp
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, hôn nhân cận huyết cùng với mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN).
Vẫn tồn tại nhiều bất cập
Dù đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng có một thực tế là các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) sinh sống thì tình hình kinh tế phát triển vẫn không đồng đều, các dịch vụ xã hội cơ bản còn hạn chế, nhiều tập quán lạc hậu (tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…) vẫn còn tồn tại. Đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dân số của đồng bào các DTTSRIN.
Cùng với nghèo đói, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết góp phần đẩy cao tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ ngay từ trong bụng mẹ, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp các gene mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi, giảm chất lượng nguồn nhân lực. Các rủi ro, hậu quả sức khỏe và chất lượng giống nòi chính là hậu quả lớn nhất, đáng cảnh báo nhất của vấn đề chất lượng dân số các DTTSRIN.
Hiện tại, ở nhiều khu vực đồng bào DTTSRIT sinh sống, nạn tảo hôn đang là một thực trạng nhức nhối. Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà còn để lại những hệ luỵ khó lường về mặt xã hội. Tảo hôn khiến trẻ em gái dễ mang thai sớm khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tinh thần và thể chất của các em cũng như làm suy yếu chất lượng dân số. Tảo hôn còn tác động trực tiếp đến các vấn đề kinh tế-xã hội khác tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tảo hôn khiến trẻ em gái dễ mang thai sớm khi cơ thể chưa phát triển toàn diện, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tinh thần và thể chất của các em cũng như làm suy yếu chất lượng dân số. Ảnh minh hoạ
Bên cạnh đó, khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn nhỏ, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội. Điều đó cũng cản trở các em được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của mình.
Trong khi đó, kết hôn cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi (như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá…) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời. Ngoài ra, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình, phá vỡ và làm xói mòn giá trị truyền thống văn hóa gia đình tốt đẹp của dân tộc ta.
Đâu là giải pháp?
Một trong những thực tế đang diễn ra tại khu vực sinh sống của đồng bào DTTSRIN là điều kiện sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp gây trở ngại đến việc chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, sinh con của phụ nữ. Các quan niệm lạc hậu về mang thai, sinh đẻ, tập quán sinh đẻ tại nhà,… cản trở việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và khoa học kỹ thuật tiên tiến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Tập quán làm nhà ở sát vạt rừng, cửa rừng, chăn nuôi gia súc dưới sàn nhà hoặc thả rông, lạm dụng rượu bia, uống nước lã, không nằm màn, ăn gỏi sống, ít tắm giặt,… làm người dân dễ mắc bệnh. Khi bị bệnh lại không khám, chữa bệnh kịp thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Tài liệu tuyên truyền người dân tránh xa vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh: TL
Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTSRIN vẫn còn hạn chế và bất cập. Do kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng miền làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cơ hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng của DTTSRIN ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế…
Có thể nói, vấn nạn tảo hôn đã cướp đi quyền được học, vui chơi; cướp đi sự trong trắng, vô tư của các em, nhất là các em gái, phải sống trong sự đói nghèo, ít hiểu biết với bao nguy cơ về sức khỏe. Cùng với nạn tảo hôn, tập quán hôn nhân cận huyết thống cũng đang dẫn đến những căn bệnh do xung đột gen gây nên. Việc tìm ra nguyên nhân, hệ quả và các giải pháp nhằm hạn chế vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là việc làm cần thiết, cấp bách.
Để giúp đồng bào từ bỏ dần các tập quán lạc hậu, tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục nhằm xây dựng lối sống văn hóa, vệ sinh, chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và cộng đồng cần phải thực hiện truyền thông xóa bỏ hủ tục như tảo hôn và kết hôn cận huyết, nâng cao dân trí, cải thiện dinh dưỡng và y tế.
Tăng cường tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, những hệ lụy mà tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… ở nhà trường để ngăn chặn tình trạng bỏ học về lấy chồng. Đặc biệt, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức từ chính các bậc phụ huynh để có sự quan tâm hơn đến công tác giáo dục con cái, nhất là giai đoạn bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên.
T.Hợp

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHerpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.