Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau lòng bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết, nghe diễn biến được người mẹ chia sẻ lại càng thêm xót xa

Thứ hai, 14:36 18/12/2023 | Bệnh thường gặp

Qua câu chuyện thương tâm đang gây xôn xao mạng xã hội, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan với những dấu hiệu bệnh ở trẻ.

Câu chuyện bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết được chia sẻ trên mạng xã hội

Mới đây, chị T.H (làm việc tại Hà Nội) chia sẻ câu chuyện đau lòng trên mạng xã hội: Con gái chị không qua khỏi do biến chứng sốt xuất huyết.

Chia sẻ trên trang facebook cá nhân, chị H. kể, bé nhà chị bị sốt xuất huyết. Từ ngày thứ 2 sau khi con sốt, biết con bị sốt xuất huyết, chị đã đưa con vào bệnh viện điều trị và theo dõi.

Nằm viện 2 ngày, con chị H. cắt sốt nhưng con mệt, khó thở, không chịu ăn, bụng hơi trướng. Bác sĩ trả lời nguyên nhân là do con truyền dịch và dịch chưa thấm mới bị như vậy. Sang ngày hôm sau, con bị ngất, bác sĩ xét nghiệm máu thì tiểu cầu tụt xuống 11. Bé được truyền 6 chai dịch liền một lúc, lúc trước khi ngất là 2 chai, tổng cộng truyền 8 chai.

Ngày tiếp theo, con có tình trạng khó thở, thở dốc, chảy máu cam không cầm được phải dùng thuốc đông máu, đi ngoài phân đen.

Sang ngày thứ 5 con nằm viện, đêm đó con sốt cao trở lại 39 độ. Nghi ngờ con sốt lại là có vấn đề, sáng hôm sau, chị H. báo bác sĩ khám, phát hiện con bị nhiễm khuẩn máu, có dịch nhiều trong bụng và phổi. Bác sĩ kê truyền kháng sinh cho con.

"Từ khi những giọt kháng sinh vào người thì con bé bắt đầu sốc phản vệ, người co giật mạnh, môi tím tái, con luôn kêu lạnh và đai. Đó là lúc mà em ám ảnh nhất trong cuộc đời, rồi con được tiêm an thần, chuyển sang phòng hồi sức cấp cứu nhi", chị H. chia sẻ.

Đau lòng bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết, nghe diễn biến được người mẹ chia sẻ lại càng thêm xót xa- Ảnh 1.

Câu chuyện được nhiều người quan tâm trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

Từ khi chuyển sang đây, con chị bị mất ý thức, các bác sĩ đặt ống thở và truyền rất nhiều loại thuốc. Đến tầm 3 giờ sáng, các bác sĩ nói con chị bị suy đa tạng, rất yếu nên cần lọc máu nhưng không ăn thua.

Sáng hôm sau, bác sĩ có mời vợ chồng chị H. vào nói chuyện là bên viện Nhi sẽ qua thử đặt máy ECMO cho con, nếu con tiếp nhận thì có cơ hội được sống. Tuy nhiên, sau khi con tiếp nhận máy ECMO, được các bác sĩ cố gắng cứu chữa trong 6 ngày không chuyển biến, con chị được thông báo mất, chân con bị hoại tử.

"6 ngày đó em không được gặp, không được gần con. Đó là những ngày em đau đớn nhất", chị H. viết những lời từ tâm can.

Qua câu chuyện của mình, chị H. mong tất cả các bậc cha mẹ hãy để ý đến con thật nhiều, luôn đưa con đến các bệnh viện tuyến đầu để đảm bảo sức khỏe cho con.

Mắc sốt xuất huyết, trẻ em có nguy cơ bị nặng hơn người lớn

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), ai mắc sốt xuất huyết đều cần cẩn trọng điều trị, tuy nhiên, trẻ em cần đặc biệt lưu ý hơn vì thường sẽ bị nặng hơn người lớn.

"Trẻ dưới 1 tuổi bị mắc sốt xuất huyết thường diễn tiến nhanh, nặng hơn các lứa tuổi khác", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Đau lòng bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết, nghe diễn biến được người mẹ chia sẻ lại càng thêm xót xa- Ảnh 2.

Mắc sốt xuất huyết, trẻ em có nguy cơ bị nặng hơn người lớn. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân thường do chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết ở lứa tuổi này rất khó do trẻ còn quá nhỏ để biểu đạt hay diễn tả chính xác những triệu chứng trong cơ thể. Chưa kể, biểu hiện ban đầu của bệnh cũng có nhiều điểm tương đồng với những bệnh ốm sốt thông thường nên việc phát hiện ra bệnh đa phần đều bước sang giai đoạn nguy hiểm.

Qua câu chuyện trẻ tử vong thương tâm do mắc bệnh sốt xuất huyết, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan ngay khi thấy trẻ sốt cao. Ngay khi biết con mắc sốt xuất huyết cũng đừng lơ là. Căn bệnh thực sự nguy hiểm hơn nhiều ở trẻ nhỏ so với người lớn. Trong khi là người lớn, ai đã mắc sốt xuất huyết đều thấy rõ chúng đáng sợ thế nào.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết theo từng giai đoạn

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sốt xuất huyết ở trẻ thường trải qua 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Ở giai đoạn sốt, cha mẹ cần theo dõi để xác định chính xác trẻ có bị sốt xuất huyết hay không dựa vào các dấu hiệu cụ thể:

Ngày thứ nhất: Trẻ sốt cao liên tục từ 38-40 độ C, dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Ngày thứ hai:

- Tiếp tục sốt cao.

- Vùng da cổ, bụng, chân, tay thường có dấu hiệu của các vết xuất huyết.

Ngày thứ ba:

- Tiếp tục sốt cao.

- Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này cần đưa trẻ đi đến bệnh viện ngay để thăm khám, điều trị kịp thời.

Đau lòng bé gái qua đời do mắc sốt xuất huyết, nghe diễn biến được người mẹ chia sẻ lại càng thêm xót xa- Ảnh 3.

Sốt xuất huyết ở trẻ thường trải qua 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. (Ảnh minh họa)

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Chuyên gia nhấn mạnh: "Đây là thời điểm cực nguy hiểm vì hệ miễn dịch ở trẻ đã bị suy giảm do tác động của virus, số lượng bạch cầu, tiểu cầu bị giảm đáng kể. Ở giai đoạn này, trẻ cũng dễ gặp các biến chứng như xuất huyết nội tạng, suy gan, suy thận, viêm não...".

Sau 2-3 ngày qua khỏi giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, trẻ sẽ có những dấu hiệu tốt dần lên như hạ sốt, bắt đầu đòi ăn trở lại, lượng bạch cầu và tiểu cầu tăng lên...

Phòng bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả:

- Vì muỗi vằn đẻ trứng trong nước đọng, hãy kiểm tra xung quanh nhà để loại bỏ bất kỳ nơi nào có thể chứa nước đọng như: bể nước, chai, hốc cây chuối, chậu hoa, vỏ bọc đồ vật, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để đảm bảo rằng không có nơi nào có nước đọng tạo môi trường phát triển cho muỗi.

- Ngủ màn, mặc quần áo dài tay, bôi xịt chống muỗi,... phòng ngừa tối đa việc để muỗi đốt.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch hoặc tự phát động phong trào xử lý nước đọng, làm sạch môi trường xung quanh để ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

- Khi bị sốt, có dấu hiệu nghi ngờ thì đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán.

- Với cách phòng bệnh sốt xuất huyết nêu trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được tại khu vực nơi mình sinh sống để muỗi không thể sinh sôi và phát triển.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn tối xong đừng nằm ngay, cần làm 5 việc để mỡ bụng 'tan biến', thọ mệnh tràn đầy, da dẻ sáng mịn

Ăn tối xong đừng nằm ngay, cần làm 5 việc để mỡ bụng 'tan biến', thọ mệnh tràn đầy, da dẻ sáng mịn

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Sau bữa tối là thời điểm dễ tăng cân nhất, lúc này cần làm 5 việc này để mỡ thừa khó tích tụ, tăng cường sức khỏe.

Người trẻ mắc ung thư giai đoạn muộn có 1 điểm chung, bác sĩ thốt lên "đây là rào cản lớn"

Người trẻ mắc ung thư giai đoạn muộn có 1 điểm chung, bác sĩ thốt lên "đây là rào cản lớn"

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Ung thư đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng lo ngại hơn là nhiều bệnh nhân trẻ tuổi được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn. Theo chuyên gia, những bệnh nhân này đều có 1 điểm chung.

Cô gái 21 tuổi suýt mất mạng vì sốt xuất huyết từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Cô gái 21 tuổi suýt mất mạng vì sốt xuất huyết từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Ban đầu, cô gái bị sốt xuất huyết chỉ nghĩ mình chỉ bị rối loạn tiêu hóa và nhiễm siêu vi thông thường nên tự mua thuốc uống. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, thậm chí chuyển nặng...

Người phụ nữ 46 tuổi ở TP HCM loại bỏ nguy cơ ung thư thận sớm từ 1 việc rất nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 46 tuổi ở TP HCM loại bỏ nguy cơ ung thư thận sớm từ 1 việc rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Bất ngờ phát hiện có khối u thận nghi ngờ ác tính trong lần khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đã giúp chị N. loại bỏ khối u thận nhờ sự hỗ trợ của Robot.

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn trứng có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách ổn định lượng đường trong máu, tạo cảm giác no và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Người phụ nữ suýt phải cắt gan do sỏi lấp đầy túi mật từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ suýt phải cắt gan do sỏi lấp đầy túi mật từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suýt phải cắt gan do sỏi lấp đầy túi mật có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải...

Dấu hiệu cảnh báo ung thư thận, tuyệt đối không bỏ qua

Dấu hiệu cảnh báo ung thư thận, tuyệt đối không bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Ung thư thận là căn bệnh ác tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng các triệu chứng thường âm thầm, khiến người bệnh dễ chủ quan và bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân ung thư vú không có biểu hiện đau, không sờ thấy khối cứng, không sụt cân hay thay đổi thể trạng... Tuy nhiên, qua khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ di truyền từ chị gái ruột...

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

Top