Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau ngực cảnh báo bệnh gì?

Thứ tư, 16:52 17/07/2024 | Bệnh thường gặp

Đau ngực là hiện tượng sức khỏe xảy ra ở nhiều người, thường dễ bị bỏ qua vì có biểu hiện nhẹ. Tuy nhiên, nếu mức độ đau ngực nghiêm trọng và tần suất xảy ra nhiều chắc chắn sức khỏe bạn có vấn đề.

Đau ngực là cảm giác đau ở vùng ngực từ mức ngang vai đến trên cơ hoành. Triệu chứng có thể biểu hiện với nhiều mức độ, xuất hiện đột ngột hay tái diễn, có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, vã mồ hôi…

Đau ngực là hiện tượng sức khỏe xảy ra ở nhiều người, thường dễ bị bỏ qua vì có biểu hiện nhẹ.

Đau ngực là hiện tượng sức khỏe xảy ra ở nhiều người, thường dễ bị bỏ qua vì có biểu hiện nhẹ.

Các vị trí đau ngực

  • Đau ngực trái. Người bệnh cảm thấy bị khó chịu, đau tức ở vùng ngực bên trái. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột và đau dữ dội hoặc bị đau ở ngực trái âm ỉ, dai dẳng.
  • Đau ngực phải. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do làm việc, tập luyện gắng sức. Các bệnh lý về dạ dày như trào ngược axit dạ dày, ợ chua hoặc viêm khớp cũng có thể gây ra cơn đau ngực phải. Ngoài ra, đau ngực phải còn có thể xuất phát từ nguyên nhân nguy hiểm hơn như do viêm phổi, viêm ở tim,…
  • Đau ngực giữa. Người bệnh có cảm giác khó thở, lồng ngực như bị đè nén, ép chặt Những bất thường ở mạch vành, động mạch xơ vữa,… phần lớn đều sẽ có biểu hiện đau ngực giữa.
  • Đau ngực dưới (vùng thượng vị, trên rốn) do vấn đề ăn uống gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi đường mật hay túi mật, thiếu máu cơ tim…
  • Đau ngực trên. Người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, cảm giác vướng ở cổ họng hoặc có thể buồn nôn, nôn,…

Đau ngực cảnh báo mắc bệnh gì?

Do tim

  • Đau thắt ngực ổn định: Người bệnh tức ngực sau xương ức, nóng rát hoặc nặng ngực. Cơn đau thỉnh thoảng lan tới cổ, hàm, thượng vị (trên rốn), vai, tay trái. Cơn đau bị kích thích do tập thể dục, thời tiết lạnh hoặc do xúc động, thời lượng 2-10 phút.
  • Đau thắt ngực không ổn định: Tương tự như đau thắt ngực nhưng có thể nặng hơn và kéo dài hơn 20 phút, khả năng chịu đựng gắng sức thấp hơn.
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính: Tương tự như đau thắt ngực nhưng cơn đau trầm trọng hơn, khởi phát đột ngột và thường kéo dài từ 30 phút trở lên, kèm triệu chứng khó thở, suy nhược, buồn nôn, ói mửa.
  • Viêm màng ngoài tim: Triệu chứng là đau dữ dội nhất khi hít vào, kèm khó thở, mệt mỏi.

Do mạch máu

  • Bóc tách động mạch chủ: Triệu chứng cảnh báo như cơn đau dữ dội, khởi phát đột ngột ở mặt trước của ngực lan ra đằng sau, thường xảy ra khi tăng huyết áp.
  • Thuyên tắc phổi: Tình trạng này khởi phát đột ngột, gây khó thở và đau, nhịp tim nhanh.
Đau ngực cảnh báo bệnh gì?- Ảnh 3.

Đau ngực là cảm giác đau ở vùng ngực từ mức ngang vai đến trên cơ hoành.

Do phổi

  • Viêm màng phổi và/hoặc viêm phổi: Triệu chứng của người bệnh như đau, tức ngực khi hít thở, mỗi lần thở có nghe tiếng khò khè và nặng nhọc, ho khan kéo dài.
  • Viêm khí phế quản: Người bệnh có cảm giác nóng rát ở giữa ngực, kèm theo ho.
  • Tăng áp phổi: Đau tức ngực, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khó thở, da tím tái.
  • Tràn khí màng phổi tự phát: Khởi phát đột ngột, gây đau ngực dữ dội, đau nhiều hơn khi hít thở, vật vã, tím tái, thở nhanh, thở nông, huyết áp tụt, mạch nhanh.

Bệnh lý tiêu hóa

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Người bệnh có cảm giác khó chịu ở vùng dưới xương ức và vùng thượng vị, thời lượng 10-60 phút, trầm trọng hơn sau bữa ăn lớn hoặc nằm ngay sau khi ăn. Cơn đau cải thiện nhờ thuốc kháng axit.
  • Loét dạ dày: Triệu chứng nóng rát kéo dài vùng thượng vị hoặc dưới xương ức.
  • Bệnh túi mật: Cơn đau kéo dài vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, xảy ra vô cớ hoặc sau bữa ăn.
  • Viêm tụy: Người bệnh đau dữ dội vùng thượng vị và dưới xương ức kéo dài.

Bệnh lý xương khớp

  • Viêm sụn sườn: Triệu chứng đau nhói đột ngột, đau tăng khi cử động hoặc đè ép.
  • Bệnh đĩa đệm cổ: Khởi phát cơn đau đột ngột thoáng qua, tái phát khi cử động cổ, chấn thương hoặc gắng sức.
  • Do viêm: Cơn đau liên tục, nặng hơn khi cử động vùng ngực và cánh tay, đau rát kéo dài ở vùng da bị viêm.
  • Đau do tâm lý: Tức ngực hoặc đau nhức, thường kèm theo khó thở, kéo dài 30 phút trở lên, không liên quan đến gắng sức.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 thói quen ăn uống 'đầu độc' thực quản, gây đột biến tế bào, dẫn đến ung thư

5 thói quen ăn uống 'đầu độc' thực quản, gây đột biến tế bào, dẫn đến ung thư

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Thực quản đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, hàng ngày nhiều người lại đang 'đầu độc' nó bởi 5 thói quen ăn uống này.

Người phụ nữ ở Phú Thọ gặp nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung, đây là 3 dấu hiệu cảnh báo!

Người phụ nữ ở Phú Thọ gặp nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung, đây là 3 dấu hiệu cảnh báo!

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Phụ nữ chậm kinh, thử thai lên 2 vạch nhưng kết quả siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có thể bạn đang gặp hiện tượng thai nằm ngoài tử cung.

Chợ Việt có 1 loại củ rẻ tiền tốt ngang nhân sâm, tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết đến giảm cân cực hiệu quả

Chợ Việt có 1 loại củ rẻ tiền tốt ngang nhân sâm, tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết đến giảm cân cực hiệu quả

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Củ dong hay còn gọi là củ dong riềng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Bí đỏ cực bổ dưỡng nhưng những người này không nên ăn kẻo 'gậy ông đập lưng ông'

Bí đỏ cực bổ dưỡng nhưng những người này không nên ăn kẻo 'gậy ông đập lưng ông'

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Bí đỏ với hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng cao, được xem là một "thần dược" cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ loại quả này. Một số đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi tiêu thụ bí đỏ, nếu không có thể "gậy ông đập lưng ông".

Uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?

Uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhiều người thường uống nước khi bụng đói, lúc vừa mới thức dậy, vậy uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?

Loại quả đặc sản mùa thu, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để phòng biến chứng, kéo dài tuổi thọ

Loại quả đặc sản mùa thu, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để phòng biến chứng, kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được quả hồng mặc dù có vị ngọt. Tuy nhiên cần ăn có chừng mực với số lượng ít và cần biết đặc tính của loại quả này để tránh.

9 tác hại của việc lười tập thể dục

9 tác hại của việc lười tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Lười tập thể dục là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hãy duy trì thói quen vận động ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây.

Loại rau giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên

Loại rau giúp kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Một số loại thực vật có khả năng làm hạ đường huyết ở người tiền tiểu đường và người bệnh tiểu đường, trong đó phải kể đến rau chùm ngây.

Phát hiện mới về lợi ích của đi bộ hàng ngày

Phát hiện mới về lợi ích của đi bộ hàng ngày

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Thói quen đi bộ hàng ngày đã được chứng minh tốt cho tâm trí và cơ thể. Tuy nhiên, ngoài những điều chúng ta đã biết, đi bộ còn mang lại nhiều lợi ích hơn thế.

9 cách ăn uống lành mạnh và tránh tăng cân

9 cách ăn uống lành mạnh và tránh tăng cân

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Trong kỳ nghỉ lễ kéo dài, nhiều người thường tăng cân do không tránh khỏi những bữa liên hoan… Vì vậy, nên có kế hoạch ăn uống lành mạnh để vừa có bữa ăn ngon miệng vừa kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Top