Đẩy mạnh tuyên truyền các sản phẩm phương tiện tránh thai theo hướng xã hội hóa để người dân hiểu và sử dụng
GiadinhNet - Việc thực hiện hiệu quả Đề án 818 đến năm 2030 sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người dân về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai; thúc đẩy đa dạng hóa các kênh cung cấp phương tiện tránh thai hiện đại, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Thực hiện Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn giai đoạn 2015-2020" (Đề án 818) của Bộ Y tế, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu chủ trương của nhà nước về xã hội hóa trong công tác DS-KHHGĐ. Từ đó, giúp các đối tượng thay đổi nhận thức, chuyển từ việc trông chờ vào bao cấp, miễn phí sang chủ động mua, bán các phương tiện tránh thai phù hợp với khả năng và điều kiện từng người.
Vì vậy, bên cạnh các đối tượng được cấp, phát các phương tiện tránh thai miễn phí thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, vùng nông thôn, miền núi thì các nhóm đối tượng khác cũng dần tự nguyện áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.

Cán bộ dân số thị trấn Vĩnh Tường tuyên truyền giúp chị em phụ nữ hiểu và sử dụng các biện pháp KHHGĐ hiệu quả. Ảnh: Kim Ly
Riêng năm 2020, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có thêm hơn 68 nghìn người trong độ tuổi áp dụng phương tiện tránh thai, tỷ lệ người sử dụng các phương tiện tránh tránh thai đạt 100,6% kế hoạch. Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện tránh thai truyền thống như đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, dùng bao cao su; người dân còn tiếp cận với nhiều phương tiện mới như cấy thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai…
Từ kết quả đáng mừng trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh đến năm 2030" triển khai thực hiện tại 136 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 90% người dân có nhu cầu hiểu biết về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS; 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu được tư vấn và sử dụng biện pháp tránh thai, sản phẩm và dịch vụ phòng ngừa, phát hiện, xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản; ít nhất 30% phụ nữ từ 30-54 tuổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư cổ tử cung; 30% phụ nữ trên 40 tuổi có nhu cầu được tư vấn, cung cấp sản phẩm và dịch vụ sàng lọc, dự phòng ung thư vú…
Bên cạnh đó, phấn đấu, 100% cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia Đề án được bổ sung, hỗ trợ trang thiết bị đạt chuẩn để triển khai dịch vụ kỹ thuật; 100% cơ sở tham gia xã hội hoá cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản được kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật….
Để đạt được các mục tiêu này, Vĩnh Phúc tăng cường cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp, thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về Dân số, KHHGĐ/SKSS, xã hội hóa phương tiện tránh thai đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và những người có uy tín trong cộng đồng để nắm bắt và chỉ đạo triển khai.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ và hàng hóa KHHGĐ/SKSS, trong đó chú trọng tuyên truyền các sản phẩm phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ/SKSS để người dân hiểu và chấp nhận sử dụng.
Cùng với đó, khuyến khích và huy động các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ/SKSS. Thiết lập kênh phân phối phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ/SKSS thông qua hệ thống dân số, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, các tổ chức cá nhân, các hiệu thuốc trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở củng cố và kiện toàn đội ngũ làm công tác xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
Tập trung đánh giá nhu cầu sử dụng, khả năng tiếp cận, sự chấp nhận các dịch vụ KHHGĐ/SKSS của người dân và kênh phân phối hiện có theo phân khúc thị trường; lựa chọn, đưa vào thị trường chủng loại phương tiện tránh thai lâm sàng, dịch vụ KHHGĐ/SKSS phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của người dân trên địa bàn tỉnh; thí điểm triển khai mô hình xã hội hóa cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dự phòng sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng…
Theo lãnh đạo ngành Dân số Vĩnh Phúc, việc thực hiện hiệu quả Đề án 818 đến năm 2030 sẽ góp phần trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người dân về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai; thúc đẩy đa dạng hóa các kênh cung cấp phương tiện tránh thai hiện đại, chất lượng cao; hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.