Đây mới là thời điểm ăn trái cây tốt nhất cho sức khỏe, người bị tiểu đường cần tránh 5 loại quả này
GiadinhNet - Nhiều người có suy nghĩ đường trong trái cây tốt nên có thể ăn tùy tiện. Tuy nhiên, với những người bị tiểu đường thì đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Trái cây là một trong những thực phẩm tự nhiên lành mạnh, nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong đó phải kể đến: chất xơ, vitamin và khoáng chất, các chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật khác.
Nhiều người có suy nghĩ đường trong trái cây tốt nên có thể ăn tùy tiện. Tuy nhiên, có một số loại trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao vì chúng giải phóng đường vào máu quá nhanh. Vì vậy, thời gian ăn trái cây rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, hoặc thậm chí cả đối với người bình thường.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mọi người nên ăn trái cây xen kẽ các bữa ăn chính, (tức là các bữa phụ sáng và chiều, hay nói cách khác nên ăn trái cây trước bữa cơm 1-2 tiếng. Ngoài ra bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều trái cây trước giờ ngủ.
- Lưu ý, với người bị tiểu đường thì lượng trái cây ăn mỗi lần ăn không nên quá 150 gam.
5 loại trái cây người bị tiểu đường nên hạn chế tối đa
Sầu riêng, mít

Ảnh minh họa
Các tính toán cho thấy, phần thịt của 3 hạt sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng. Nếu bạn rất thích ăn loại quả này, chỉ nên ăn khoảng 1/2 múi sầu riêng hoặc 2 - 3 múi mít.
Dứa chín

Ảnh minh họa
Dứa là một loại thực phẩm có lượng đường cao, đặc biệt khi chín dễ gây tăng đường huyết. Dù vậy, nhưng xét về góc độ bổ dưỡng thì dứa lại có nhiều lợi ích như giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, đồng thời có khả năng chống viêm tốt. Do vậy, người bệnh có thể ăn với số lượng ít/mỗi lần.
Xoài chín

Ảnh minh họa
Trên thực tế, xoài là một quả rất tốt với người tiểu đường. Mặc dù có chứa đường, nhưng người ta tìm thấy trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên khi để xoài quá chín sẽ dễ làm tăng đường huyết hơn xoài chưa chín kỹ. Mỗi lần ăn nhiều nhất là 1 múi xoài nhỏ và ăn cách xa bữa ăn (có thể thay thế bữa phụ).
Chuối chín trứng cuốc

Ảnh minh họa
Trong các loại hoa quả, chuối là một loại có vị ngọt hơn hẳn, nhất là khi chuối chín kỹ (chín trứng quốc) đồng nghĩa với điều này là hàm lượng đường cũng khá cao. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả.
Vải thiều, nhãn

Ảnh minh họa
Vải thiều và nhãn chín chứa hàm lượng đường khá cao và ít chất xơ. Mặc dù bổ dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn hạn chế. Có thể ăn một vài quả, nhưng cần ăn quả tươi và ăn vào bữa ăn phụ hoặc cách xa bữa ăn.

Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Những bài hát để đời của cố nhạc sĩ Phú Quang

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.