Hà Nội
23°C / 22-25°C

Để lời ru thôi buồn

Thứ hai, 17:00 19/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn sớm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa là quan niệm dựng vợ, gả chồng cho con cái để có thêm nhân lực tham gia sản xuất, nhưng kết quả lại là sự túng quẫn, nghèo khó của những cặp vợ chồng trẻ “ba không”: không nghề nghiệp, không đất đai, không vốn liếng.

"Lời ru buồn nghe mênh mang mênh mang…"

“Sao em nỡ vội lấy chồng” là một trong những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến. Được phổ nhạc từ bài thơ “Lá diêu bông” của thi sĩ Hoàng Cầm, "Sao em nỡ vội lấy chồng" khắc hoạ nỗi đau của một chàng trai khi người yêu đi lấy chồng, quên đi ước hẹn năm xưa giữa hai người. 

Có điều, gây ấn tượng hơn cả trong bài hát này không phải là những trách móc, giận hờn của một kẻ bị phụ tình mà là nỗi ngậm ngùi, chua xót, thương cảm của chàng trai dành cho người tình cũ, vì những bổn phận của người vợ, người mẹ khiến cô không còn được hồn nhiên, vô âu vô lo như trước. Tiếc nuối cho "thời thiếu nữ xa xôi" của cô gái, chàng trai đặt câu hỏi: "Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn?". Lời chất vấn ấy cùng nhạc điệu réo rắt khiến "Sao em nỡ vội lấy chồng" trở thành một ca khúc đầy ám ảnh, vượt qua khuôn khổ của một sáng tác thông thường phục vụ mục đích tuyên truyền cho phong trào Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở những năm 1990 tại Việt Nam. 

Những gì ý nghĩa của nội dung bài hát “em nỡ vội lấy chồng” đặt ra vẫn có tính thời sự cho đến tận bây giờ, bởi vấn nạn tảo hôn vẫn là một thực tế nhức nhối, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để lời ru thôi buồn - Ảnh 1.

Cán bộ địa bàn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác dân số-KHHGĐ. Ảnh:BDT

Theo thống kê, từ năm 2015 - 2019, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 2.348 cặp tảo hôn thuộc 19 dân tộc. Trong giai đoạn 2015 - 2020, có hơn 1.000 trường hợp tảo hôn tại tỉnh Lâm Đồng. Từ năm 2016 - 2019, tỉnh Bắc Kạn có 594 cặp kết hôn sớm. 

Trong năm 2020, tỉnh Lào Cai có 311 người tảo hôn, trong đó, nếu xét theo độ tuổi tảo hôn, có 24 người là nam từ 14 - 16 tuổi, 102 người là nam từ 17 - 19 tuổi: 102 người; 92 người là nữ từ 14 - 15 tuổi, 82 người là nữ từ 16 - 17 tuổi; nếu chia theo dân tộc, có 244 người tảo hôn thuộc dân tộc Mông, 14 người thuộc dân tộc Dao, còn lại thuộc các dân tộc khác; đặc biệt, có một cặp hôn nhân cận huyết thống ở xã Nậm Mả, huyện Văn Bàn.

Theo ghi nhận của cán bộ điều tra dân số ở các địa phương, những số liệu trên đây chưa thể phản ánh chính xác tình trạng kết hôn sớm ở các dân tộc thiểu số tại nước ta, không chỉ bởi những khó khăn về địa hình, phương tiện giao thông gây cản trở cho việc cập nhật số liệu, mà chính các gia đình có con em tảo hôn không dám khai báo trung thực vì sợ bị xử lý về mặt luật pháp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn sớm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa là quan niệm dựng vợ, gả chồng cho con cái để có thêm nhân lực tham gia sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận được tại nhiều địa phương lại là sự túng quẫn, nghèo khó của những cặp vợ chồng trẻ "ba không": không nghề nghiệp, không đất đai, không vốn liếng. 

Rời trường học từ rất sớm nên bị thiếu hụt về học vấn lẫn kĩ năng, lại thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình, họ không thể nuôi sống bản thân cũng như không thể chăm sóc tốt cho các con của mình khi không có một sinh kế bền vững. 

Hoàn cảnh thiếu trước, hụt sau cùng những vất vả của việc chăm sóc đàn con nheo nhóc đã khiến những cô bé, cậu bé mới lớn phải bươn chải nhọc nhằn. Đặc biệt, với những bà mẹ "miệng còn hơi sữa", việc mang thai ở độ tuổi quá trẻ, sinh con liên tục, không có kế hoạch hợp lý và thiếu sự chăm sóc đã dẫn đến tình trạng suy kiệt về sức khoẻ của người mẹ và sự còi cọc, suy dinh dưỡng ở con cái. Không còn tiếng nói, tiếng cười hồn nhiên như đáng lẽ ra phải có vì đang ở lứa tuổi học sinh, ngay cả tiếng ru con của họ cũng mênh mang buồn vì chất chứa sầu muộn, lo âu.

Để lời ru không còn buồn nữa

Có thể thấy, tảo hôn không chỉ đem đến những hệ luỵ tiêu cực về mặt sức khoẻ, thậm chí là cả tính mạng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống nòi và không thể cải thiện, nâng cao đời sống cũng như sự phát triển chung về mặt kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Chính vì vậy, hơn ai hết, chính những người trong cuộc cần có sự thay đổi và điều chỉnh.

Để tạo lập cuộc sống hạnh phúc và ổn định cho con cái, thay vì buộc con lấy vợ, lấy chồng khi còn quá trẻ, người làm cha mẹ nên để con được chuyên tâm học tập để sau này tìm được một công việc phù hợp với trình độ và năng lực của bản thân, có thể kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Cha mẹ không nên hứa hôn cho con khi người bạn đời mà cha mẹ chọn cho con không thực sự phù hợp (con không có tình cảm với người đó, người đó quá ít tuổi/nhiều tuổi so với con…); khi con còn ít tuổi, chưa đủ khả năng để đảm nhận những bổn phận của người chồng/người cha, người vợ/người mẹ; khi cả hai không có sinh kế ổn định để duy trì cuộc sống gia đình… Cha mẹ cũng cần phân tích cho con cái những bất lợi của việc tảo hôn nhằm tránh các bi kịch sau này.

Đồng thời, chính quyền và các đoàn thể nên phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao nhận thức của đồng bào và ngăn ngừa tình trạng kết hôn sớm trên địa bàn. Không chỉ biên soạn, cung cấp tài liệu cho người dân, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số nên đổi mới và vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của người dân, từ đó, thuyết phục họ từ bỏ những suy nghĩ đã không còn phù hợp và chú trọng vào việc gây dựng tổ ấm hạnh phúc với những cá nhân hạnh phúc.

PV

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top