Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề phòng bệnh cúm biến chứng viêm phổi

Thứ năm, 08:51 18/01/2018 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết hiện nay đang là điều kiện rất thuận lợi cho các chủng virus gây bệnh cúm phát triển. Chỉ trong 2 tuần, Bệnh viện Nhi Trung ương phát hiện chẩn đoán gần 300 trẻ mắc cúm, 1/3 trong số đó phải nhập viện. Tại các bệnh viện khác ở Hà Nội, liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân là trẻ nhỏ và người lớn mắc cúm A, cúm B.


Bác sĩ hướng dẫn cách nhỏ thuốc mũi cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.     Ảnh: KC

Bác sĩ hướng dẫn cách nhỏ thuốc mũi cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: KC

2 tuần, 300 bệnh nhi mắc cúm đến viện

Vừa dỗ con khóc ngằn ngặt vì khó chịu trong phòng điều trị nội trú Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), chị H.T.T (30 tuổi, mẹ của bé H.A, 4 tuổi ở Hà Nội) vừa cho biết, ban đầu bé H.A chỉ sốt, gia đình vẫn cho rằng bé bị sốt viêm họng thông thường, nhưng tình trạng bé nặng hơn khi ho nhiều, mũi chảy máu, có lúc còn xảy ra tình trạng lơ mơ, co giật. Ngay lập tức, gia đình chị T đưa con đến viện, các bác sĩ tiến hành lấy máu xét nghiệm và phát hiện bé bị cúm A. “Ở lớp con có tới mấy bạn bị cúm, chắc con bị lây từ đó”, chị T chia sẻ.

Bé H.A là một trong số gần 30 trẻ đang điều trị nội trú tại Khoa vì mắc cúm. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong 2 tuần qua, khi thời tiết thay đổi từ rét đậm 9-10 độ C, rồi nhiệt độ nhích dần lên nhưng lúc lại ẩm thấp, lúc hanh khô, đã khiến hàng trăm trẻ đến khám vì các triệu chứng cúm. Trong đó, các bác sĩ phát hiện hơn 300 bệnh nhi mắc cúm, gần 100 cháu đã phải nhập viện điều trị.

Không chỉ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng gia tăng các bệnh nhi mắc cúm đến khám và nhập viện điều trị cũng xảy ra ở nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Chị Hồng Nguyên (ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khởi đầu, con gái 3 tuổi của chị sốt cao 39-40 độ C liên tục trong 2 ngày, viêm họng, ra nước mũi nhiều. Nghe người nhà “mách” Hà Nội đang mùa cúm, chị đưa con đi khám, test cúm ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thì cho kết quả con chị bị cúm A, kèm viêm phế quản. “Chỉ trong buổi tối con sốt cao phải đi viện, tôi thấy có tới 8/10 tờ phiếu trả kết quả xét nghiệm đều ghi bệnh nhân mắc cúm A, B”, chị Nguyên nói.

Còn tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), từ đầu năm đến nay, trung bình hầu như ngày nào cũng tiếp nhận các bệnh nhân mắc cúm, đa số là trẻ dưới 5 tuổi. May mắn các bé đều mắc bệnh ở mức độ trung bình, nhẹ, điều trị dưới 7 ngày có thể ra viện. Tình trạng này tương tự tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội).

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trẻ nhập viện điều trị nội trú đều có triệu chứng sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các bệnh lý khác. Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng hai tuần qua, số trẻ bị cúm phải nhập viện điều trị tăng cao do mắc một số chủng cúm nặng hoặc mắc cúm trên nền bệnh khác, có nhiều trẻ hay bị viêm đường hô hấp nên khi mắc cúm sẽ bị nặng, điển hình là viêm phổi.

Không dùng Aspirin để hạ sốt, thuốc Tamiflu chỉ dùng khi bị nặng

TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa Đông - Xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Theo TS Nguyễn Văn Lâm, đáng lưu ý là bệnh cảm cúm hay bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thế là: Sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực, chóng mặt, ăn không ngon, ho, đau họng… Một số người còn bị đau tai hay tiêu chảy. Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Lâm, các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; người già trên 65 tuổi; phụ nữ có thai; người lớn mắc các bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường…); suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS)…

Về việc hỗ trợ điều trị, theo TS Nguyễn Văn Lâm, chỉ dùng Paracetamol khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt. Ngoài ra, phải đảm bảo cân bằng nước điện giải và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Còn theo khuyến cáo của BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), thuốc Tamiflu không phải là thuốc bắt buộc điều trị cúm mùa thông thường, chỉ dùng trong trường hợp nặng. Nếu chăm sóc tốt, không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì không phải sử dụng kháng sinh. “Về bản chất, thuốc kháng sinh không có tác dụng với các virus gây bệnh cúm. Ngoài ra, nó còn gây nguy cơ gây ra tình trạng kháng kháng sinh”, BS Đỗ Thiện Hải nói.

Để đề phòng bệnh, các bác sĩ chuyên ngành Truyền nhiễm khuyến cáo người dân nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm. Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng cúm là: Nhân viên y tế; trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi; người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch…; người trên 65 tuổi.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 11 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 11 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 3 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top