Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề phòng nguy cơ dịch sởi quay trở lại

Thứ hai, 19:58 09/02/2015 | Y tế

GiadinhNet- Theo TS. Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế), nếu không đề phòng, nguy cơ dịch sởi có thể quay trở lại.

TS. Trần Đắc Phu cho biết, trong năm 2014, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5.600 trường hợp bị dương tính với sởi tại 63 tỉnh, thành. Trên thế giới có 178/194 quốc gia có trường hợp mắc sởi trong đó có nhiều nước có dịch lớn như Phillipines, Trung Quốc.

Đặc biệt, tại Mỹ, từ ngày 1/1 - 3/2/2015 đã xảy ra dịch tại 14 bang với 102 trường hợp bị mắc dù trước đó năm 2000 Mỹ đã loại trừ bệnh được bệnh này.

Tại Việt Nam, những ngày đầu năm 2015 cũng đã ghi nhận 133 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Trong đó có 28 trường hợp dương tính với sởi tại 13 tỉnh, thành là Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Trị, TP HCM, Đắk Lắk.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, các trường hợp mắc sởi đều dưới 2 tuổi, trong đó trẻ dưới 9 tháng là 13 trường hợp, chiếm hơn 61%. Trong đó có 4 trường hợp không tiêm phòng; 17 trường hợp không khai thác được tiền sử từ trước đó đã được tiêm chủng hay chưa.

TS. Trần Đắc Phu cho biết, chiến dịch tiêm vaccine sởi năm 2014 và cho trẻ em từ 9 tháng tới 2 tháng tuổi đạt tỷ lệ 97,2%. Còn trong chiến dịch tiêm vaccine mở rộng đã tiêm cho trên 18,3 triệu trẻ em đạt tỷ lệ 92,5%. Nhiều tỉnh đã hoàn thành cả 3 đợt tiêm.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiêm vaccine đúng lịch khi trẻ bắt đầu 9 tháng tuổi đối với sởi và 2 tháng đối với ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B theo tiêm chủng thường xuyên, không chờ tiêm vaccine dịch vụ. Đồng thời rà soát, thống kê đối tượng để tổ chức tiêm vét cho toàn bộ trẻ trên 9 tháng tuổi chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi theo tiêm chủng mở rộng hoặc chiến dịch viêm vaccine sởi - rubella. Tổ chức tiêm chủng theo điểm cố định tại bệnh viện, trạm y tế và điểm lưu động tại cộng đồng đối với vùng khó khăn.

Tại các bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ phân tuyến điều trị, cách ly bệnh nhân, phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi không cần thiết. Bệnh sởi có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch vào mùa đông- xuân.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi lây lan từ người sang người. Đối tượng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất là ở các bé thể trạng yếu, sinh non, không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Có 90% trẻ bị lây nhiễm khi tiếp xúc mầm bệnh và sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Ngoài việc tiêm phòng vaccine, biện pháp dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh tốt cũng là biện pháp để đề phòng bệnh sởi. Trong lớp mẫu giáo, bố mẹ kết hợp với thầy cô cách ly trẻ bị sởi để tránh lây lan sang các trẻ khác.

Người lớn bị các bệnh về đường hô hấp nên dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Rửa tay cho bé trước khi ăn, người lớn thì rửa tay trước khi chế biến. Vệ sinh môi trường, vật dụng và đồ chơi của trẻ.

T.A

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 1 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Top