Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức

Thứ bảy, 12:31 16/03/2024 | Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nghiên cứu 4 vấn đề đi kèm với chính sách cải cách tiền lương, trong đó có việc điều chỉnh lương hưu từ 1/7 tới đây.

Cha mẹ có lương hưu cao đến mấy cũng đừng cho con tiền làm 2 việc này: Không phải ki bo mà là tỉnh táo!Cha mẹ có lương hưu cao đến mấy cũng đừng cho con tiền làm 2 việc này: Không phải ki bo mà là tỉnh táo!

Nuôi dạy đúng cách là tình yêu tốt đẹp nhất cha mẹ dành cho con cái.

Bỏ lương cơ sở, không còn căn cứ điều chỉnh lương hưu

Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi chiều 15/3, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo về tác động của cải cách chính sách tiền lương đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

Theo đó, từ ngày 1/7 tới đây, cả nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, báo cáo của Thường trực Ủy ban Xã hội cho thấy, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi chưa dự liệu được tác động của sự thay đổi này ở các quy định liên quan.

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh (Ảnh: Tống Giáp).

Điều này dẫn đến khoảng trống về quy định trong dự thảo luật. Tiêu biểu, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương, lương cơ sở và hệ số lương hiện hành được bãi bỏ để xây dựng chế độ tiền lương mới.

Không còn lương cơ sở, theo bà Nguyễn Thúy Anh, sẽ không còn căn cứ khi điều chỉnh lương hưu , trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành, không còn căn cứ tính mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội cũng như các chế độ khác.

Bên cạnh đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng ở khu vực công sẽ tăng lên so với hiện hành. Việc này sẽ làm tăng phần chi ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm xã hội cho nhóm đối tượng này.

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp (Ảnh: Tống Giáp).

Đặc biệt, Thường trực Ủy ban Xã hội lo ngại việc tăng lương dẫn đến chênh lệch khá lớn giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024.

Trước mắt, cơ quan chỉnh lý luật cho rằng cần thể hiện các quy định có liên quan đến lương cơ sở theo hướng, khi luật có hiệu lực, mức hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội không thấp hơn mức hưởng gần nhất. Việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp (nếu có) thực hiện theo quyết định của Chính phủ.

Cụ thể, Ủy ban đề xuất bổ sung điều khoản chuyển tiếp "Chính phủ quy định mức tiền trợ cấp không thấp hơn mức hiện hưởng gần nhất" trước khi luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực.

Tăng lương hưu theo 3 nhóm đối tượng

Phát biểu ý kiến liên quan đến lo ngại về mức chênh lệch lớn của người hưởng lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khuyến cáo, trong quá trình chỉnh lý dự Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cần đề xuất Chính phủ và các cơ quan nghiên cứu về vấn đề trên.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội từng cho tăng lương hưu nhiều lần, đặc biệt quan tâm đến nhóm người nghỉ hưu, đặc biệt là người về hưu trước năm 1995 (nhóm lương hưu thấp), nhưng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm lương cao và thấp ngày càng nới thêm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, nghiên cứu thấu đáo để cải cách chế độ lương hưu toàn diện, đảm bảo công bằng cho những người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7.

Ông Hải lập luận, họ đóng bảo hiểm xã hội mức lương thấp hay cao, nhà nước cũng có phần trách nhiệm với những cống hiến của họ.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, ngành hiện được giao nghiên cứu, xử lý 4 vấn đề đi kèm với việc cải cách chính sách tiền lương.

Đề xuất 3 mức tăng lương hưu, không thấp hơn 50% mức tăng lương công chức - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Tống Giáp).

Thứ nhất, về cải cách tiền lương khu vực nhà nước, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh chủ trương cần thực hiện triệt để 5 nội dung, bắt đầu áp dụng từ 1/1/2025.

Đối với chính sách người có công, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin, sẽ thực hiện đúng phương châm thể hiện trong Pháp lệnh người có công là "người có công được hưởng trợ cấp cao hơn bình thường".

"Theo tinh thần đó, mức trợ cấp của người có công sẽ cao hơn 1 bậc so với mức cải cách tiền lương", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khái quát.

Với nhóm đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nêu dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng có mức tăng tương đồng với mức tăng lương bình quân của công chức, với lộ trình gồm hai mốc thời điểm là 1/7/2024 và 1/7/2025.

Vấn đề thời sự là mức tăng lương hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng.

Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...

"Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Với nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.

Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.

Thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.

"Với nhóm này, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề cập.

Tin sáng 16/2: Không khí lạnh trở lại nền nhiệt giảm bao nhiêu; lương hưu sẽ tăng theo lương công chức?Tin sáng 16/2: Không khí lạnh trở lại nền nhiệt giảm bao nhiêu; lương hưu sẽ tăng theo lương công chức?

GĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (15-17/2), sóng lạnh yếu nên nền nhiệt giảm nhẹ, trời nhiều mây và có mưa nhỏ; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh lương hưu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Giáo dục - 34 phút trước

GĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.

Suýt mất tiền vì quen bạn trai trên mạng

Suýt mất tiền vì quen bạn trai trên mạng

Xã hội - 36 phút trước

GĐXH - Đối tượng kết bạn làm quen rồi chiếm được tình cảm của chị L., sau đó yêu cầu chị L. phải đóng một khoản phí để nhận được món hàng lớn do đối tượng tặng. Nghi ngờ bị lừa đảo, chị L. trình báo công an.

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Đời sống - 41 phút trước

GĐXH - Người dân nên đến đâu để làm hộ chiếu (passport) uy tín, nhanh gọn? Dưới đây là các địa chỉ làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại các tỉnh/thành trên cả nước người dân có thể tham khảo.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 10 người trong vụ án sản xuất trái phép chất ma túy tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Tin sáng 4/4: Vàng tăng mạnh, tiến sát 103 triệu đồng/lượng; Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau sắp xếp

Tin sáng 4/4: Vàng tăng mạnh, tiến sát 103 triệu đồng/lượng; Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau sắp xếp

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Giá vàng trong nước hôm nay giao dịch ở mức đỉnh lịch sử. Chênh lệch mua vào - bán ra tới gần 3 triệu đồng/lượng; hiện nay, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, nếu thực hiện theo dự thảo, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Top