Đề xuất tính học phí đại học công lập theo thu nhập bình quân đầu người
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đề xuất sửa đổi, bổ sung 20 vấn đề trong Luật Giáo dục Đại học 2018, trong đó có vấn đề học phí.
Ngày 29/3, tại Hải Phòng, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục Đại học 2018 (Luật số 34).
Tại đây, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến các trường đại học 20 nội dung được đề xuất sửa đổi. Trong đó, nội dung được đề xuất là cơ sở giáo dục đại học được tự chủ xác định mức học phí, gắn với cam kết chất lượng đào tạo; đối với trường công lập, mức học phí không vượt quá 50% thu nhập bình quân đầu người.
Bộ GD-ĐT lý giải tự chủ học phí là một phần của cơ chế tự chủ đại học và cần thiết để các trường nâng cao chất lượng và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, cần có giới hạn phù hợp để tránh gánh nặng tài chính cho người học, đặc biệt ở các trường công lập. Hiện chưa có quy định mang tính nguyên tắc về mức trần học phí so với thu nhập người dân.

Sinh viên trong lễ tốt nghiệp năm 2024.
Tại Nghị quyết 09/2025 về hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kì tháng 12/2024 do Chính phủ ban hành, tốc độ tăng GDP quý IV ước 7,55%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 476,3 tỉ đô la Mỹ (USD), đứng thứ 33 thế giới; thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD. Như vậy, giả sử mức đề xuất của Bộ GD&ĐT được thông qua, học phí của trường ĐH được tính dựa trên thu nhập bình quân đầu người năm 2024 là không vượt quá 2.350 USD.
Bộ GD&ĐT cũng đề xuất việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học phải dựa trên nguyên tắc công bằng, hiệu quả, minh bạch; đồng thời quy định cụ thể trong luật các tiêu chí, công thức và quy tắc phân phổ như: sứ mạng, hiệu quả đào tạo, quy mô, chất lượng, uy tín...
Bởi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa theo đầu vào (biên chế, quy mô tuyển sinh...), chưa khuyến khích nâng cao chất lượng và hiệu quả. Việc chuyển sang phân bổ theo kết quả đầu ra (sinh viên tốt nghiệp, việc làm, công bố khoa học, chuyển giao công nghệ...) sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng và thúc đẩy tự chủ thực chất.
Bộ đề xuất thiết lập chính sách học bổng, tín dụng học sinh- sinh viên; ưu tiên cho ngành nghề mũi nhọn, vùng khó khăn; đảm bảo công bằng và mở rộng tiếp cận cơ hội học tập tại đại học cho mọi đối tượng.
Theo Bộ GD-ĐT, cần thiết luật hóa chính sách học bổng, tín dụng sinh viên nhằm bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục đại học cho mọi đối tượng, đặc biệt là người học thuộc vùng khó khăn, nhóm yếu thế.
Đây là công cụ thúc đẩy công bằng, hỗ trợ phát triển nhân lực cho các ngành nghề mũi nhọn, vùng ưu tiên; đồng thời tạo cơ sở pháp lí vững chắc để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội cho giáo dục đại học.
Bộ GD-ĐT cho rằng cần quy định khung pháp lí rõ ràng cho các chương trình liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và nước ngoài; quy định điều kiện thành lập và hoạt động của phân hiệu cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Việc này để đảm bảo chất lượng, minh bạch và phù hợp với cam kết hội nhập.
Luật cần quy định rõ về điều kiện, nguyên tắc triển khai các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, thành lập và vận hành phân hiệu của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam... nhằm tăng cường quản lí nhà nước, bảo vệ quyền lợi người học và thúc đẩy hội nhập hiệu quả.
Một số đề xuất khác liên quan đến Hội đồng trường, miễn thuế doanh nghiệp, miễn thuế đất đai đối với cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập...
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT rất băn khoăn về vấn đề tài chính. Tín dụng sinh viên hiện nay còn mờ nhạt, số lượng sinh viên vay vốn thấp. Trong khi tín dụng sinh viên là nguồn tài chính quan trọng để sinh viên có chỗ dựa đi học.
Ông Tùng đề xuất có thể nâng số sinh viên được vay tín dụng sinh viên lên 1/3 số người đi học. Muốn vậy, Nhà nước phải có sự khơi thông để có thể huy động được nguồn lực tín dụng đủ lớn.

Điều ít biết về nữ sinh lớp 11 duy nhất trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế
Giáo dục - 8 giờ trướcTrương Thanh Xuân - lớp 11 toán 1 Trường THPT chuyên Bắc Ninh đã có nhiều bứt phá để góp mặt trong 6 người được chọn thi Olympic Toán quốc tế. Xuân cũng là nữ sinh đầu tiên lọt danh sách sau 5 năm đội tuyển Toán chỉ toàn nam.

Công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 tại Hà Nội, lộ diện chỉ tiêu 6 trường hot
Giáo dục - 23 giờ trướcSở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 các trường THCS trên địa bàn. Theo đó, nhóm các trường chất lượng cao vẫn giữ ổn định về chỉ tiêu.

Sở GD-ĐT An Giang vào cuộc xác minh vụ nhóm nữ sinh tiểu học hút thuốc lá
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Liên quan vụ nhóm nữ sinh tiểu học hút thuốc lá gây xôn xao dư luận, Sở GD-ĐT tỉnh An Giang vào cuộc, khẩn trương xác minh thông tin vụ việc.

Quy định mới về giờ dạy, hỗ trợ học phí sinh viên sư phạm có hiệu lực từ tháng 4
Giáo dục - 1 ngày trướcBắt đầu từ tháng 4/2025, nhiều chính sách giáo dục có lợi cho sinh viên và giáo viên chính thức có hiệu lực.

Đại học Bách khoa Hà Nội đưa công thức quy đổi điểm tuyển sinh năm 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcLà một trong những cơ sở giáo dục đại học tổ chức kì thi riêng được nhiều trường đại học công nhận kết quả, trước quy định mới của Bộ GD&ĐT, Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM sẽ diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Các thí sinh tham gia kỳ thi lớp 10 hệ không chuyên năm 2025 tại TP.HCM sẽ dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Thời gian tổ chức kỳ thi diễn ra vào ngày 6 và 7/6.

Bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực quy mô nhất cả nước: Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1
Giáo dục - 2 ngày trướcSáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại.

Từng học chuyên, đội vòng nguyệt quế lên tivi, chàng trai giờ về quê bán tạp hóa
Giáo dục - 3 ngày trướcTừng giành vòng nguyệt quế với giải Nhất ở một sân chơi trí tuệ, được lên sóng truyền hình, Trần Duy Trinh khiến nhiều người bất ngờ khi chia sẻ câu chuyện quyết định về quê bán tạp hóa phụ bố mẹ.

Số trung tâm dạy thêm tăng vọt sau quy định cấm học thêm trong trường
Giáo dục - 3 ngày trướcSau khi Thông tư 29/2024 có hiệu lực, số lượng trung tâm dạy thêm, học thêm ở Hà Nội, TP.HCM tăng mạnh và mức phí học thêm cũng cao hơn trước.

Ngành y có thêm nhiều tiến sĩ
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - 10 nghiên cứu sinh vừa được Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế trao bằng tiến sĩ hiện là những giảng viên, bác sĩ đang công tác tại các Trường Đại học Y - Dược, Bệnh viện ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Từng học chuyên, đội vòng nguyệt quế lên tivi, chàng trai giờ về quê bán tạp hóa
Giáo dụcTừng giành vòng nguyệt quế với giải Nhất ở một sân chơi trí tuệ, được lên sóng truyền hình, Trần Duy Trinh khiến nhiều người bất ngờ khi chia sẻ câu chuyện quyết định về quê bán tạp hóa phụ bố mẹ.